- Chuyên đề:
- Mất ngủ
Ngủ không mơ có tốt không?
2 viên mỗi ngày, ngủ ngon mới hay
Giấc ngủ ngon – Món quà ý nghĩa cho tình thân
20 cách để ngủ ngon như em bé (P1)
Làm thế nào để có thể ngủ ngon như bé yêu? (P2)
Trong nửa thế kỷ qua, con người đã không ngừng nỗ lực tìm hiểu về cơ chế giấc ngủ. Nhờ nghiên cứu sóng não đồ, các nhà nghiên cứu y khoa biết được giấc ngủ có các chu kỳ và giai đoạn lặp đi lặp lại. Không những không hoạt động chậm lại mà vào một số giai đoạn của giấc ngủ não còn hoạt động rất mạnh. Để ngủ ngon, người ta trải qua những chu kỳ trên ít nhất 4 lần mỗi đêm và mỗi chu kỳ phải đủ dài.
Giấc ngủ có 2 chu kỳ: NREM (Non Rapid Eye Movement) và REM (Rapid Eye Movement – Cử động mắt nhanh). Não bộ hành xử hoàn toàn khác nhau trong hai giấc ngủ REM và không REM.
Hãy cùng Health+ tìm hiểu cơ thể được lợi gì trong các giai đoạn giấc ngủ qua infographic dưới đây:
Lưu ý:
Khi giai đoạn 4 kết thúc, chu kỳ REM sẽ bắt đầu trong thời gian rất ngắn nên thường được gộp vào giai đoạn này (có nghiên cứu tách riêng REM thành giai đoạn 5). Đây cũng chính là lúc những giấc mơ xuất hiện.
Trạng thái REM là cái đích cần phải đạt tới để có một giấc ngủ ngon thực sự. Nếu bạn ngủ mà không mơ thì có nghĩa là bạn không có giấc ngủ say đúng nghĩa. Khi đạt được trạng thái REM, não bộ của con người ở mức hoạt động thấp nhất và cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi tốt nhất. Trạng thái REM càng kéo dài thì cơ thể càng nhanh hồi phục sau những công việc vất vả và căng thẳng.
Vì vậy, để có được những giấc mơ đẹp và một giấc ngủ thật chất lượng, hãy lưu ý những điều sau:
- Tránh dùng rượu bia và các thức uống có chất kích thích như cà phê hoặc trà vào gần giờ đi ngủ.
- Không hút thuốc lá.
- Tránh hoạt động nhiều về trí não và thể chất ngay trước giờ đi ngủ.
- Giữ phòng ngủ yên tĩnh, tối và mát mẻ.
- Không lạm dụng thuốc ngủ.
- Sử dụng thực phẩm chức năng giúp ngủ ngon có thành phần tự nhiên như: Nữ lang, Bình vôi, Trinh nữ, Lá sen...
Biết Tuốt H+
Bình luận của bạn