- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Thiếu vitamin D trong giai đoạn mang thai làm tăng nguy cơ mắc ADHD ở trẻ sơ sinh
Dầu cá omega-3 có thể giúp cải thiện sự chú ý ở trẻ ADHD
Tác dụng phụ không đáng có của 7 loại thuốc điều trị ADHD thường gặp
Cơ hội khám sàng lọc miễn phí cho trẻ ADHD và tự kỷ bởi chuyên gia Mỹ
Dấu hiệu cho thấy bạn có thể đã mắc hội chứng ADHD
"Bên cạnh kiểu gene, các yếu tố tiền sản như thiếu vitamin D khi mang thai, có thể ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển của chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)", Chuyên gia Minna Sucksdorff từ Đại học Turku, Phần Lan cho biết.
Nghiên cứu này là nghiên cứu cấp độ dân số đầu tiên chứng minh mối liên quan giữa mức độ vitamin D của mẹ thấp trong giai đoạn đầu đến giữa thai kỳ và nguy cơ mắc bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý, chẩn đoán ADHD ở trẻ sơ sinh.
Nghiên cứu được thực hiện với sự cộng tác giữa các nhà khoa học từ Đại học Turku (Phần Lan), Đại học Columbia, New York (Mỹ) và được tài trợ bởi Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia Mỹ và Học viện Phần Lan.
Theo đó, nhóm nghiên cứu đã khảo sát 1.067 trẻ em sinh từ năm 1998 đến 1999 được chẩn đoán mắc ADHD ở Phần Lan và cùng số lượng đối chứng phù hợp. Dữ liệu được thu thập trước khuyến nghị quốc gia hiện tại ở Phần Lan về việc bổ sung 10 microgam vitamin D khi mang thai mỗi ngày trong suốt cả năm.
Trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư Sourander cho biết: "Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng mạnh mẽ cho thấy mức độ vitamin D thấp khi mang thai có liên quan đến sự thiếu chú ý ở trẻ em. Vì ADHD là một trong những bệnh mạn tính phổ biến ở trẻ em, kết quả nghiên cứu có ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe cộng đồng".
Nghiên cứu này là một phần của dự án nghiên cứu lớn hơn nhằm khám phá mối liên hệ giữa sức khỏe của người mẹ khi mang thai và ADHD ở con cái. Mục tiêu là tạo ra thông tin để phát triển các phương pháp điều trị phòng ngừa và các biện pháp xác định trẻ em có nguy cơ mắc ADHD.
Vitamin D có trong cá, phô mai, sữa... Tắm nắng từ 10 - 15 phút/ngày cũng có thể giúp cơ thể tổng hợp vitamin D.
Bình luận của bạn