Mồng tơi: Không chỉ là rau ăn!

Hình ảnh quen thuộc của canh rau mồng tơi trong mâm cơm Việt

Những bài thuốc tuyệt vời từ rau mồng tơi chữa 9 bệnh hay gặp

Rau mồng tơi thanh nhiệt

Rau mồng tơi và tác dụng chữa bệnh

Thiếu rau xanh và những cảnh báo về sức khỏe

Mồng tơi được sử dụng làm thuốc đã từ lâu đời. Theo đông y, rau mồng tơi có tính hàn, vị chua, tán nhiệt, lợi tiểu, giải độc, đẹp da, trị rôm sảy mụn nhọt hiệu quả… rất thích hợp trong mùa nóng. Theo các nghiên cứu cho thấy, trong mồng tơi chứa chất nhầy pectin rất quý để phòng chữa nhiều bệnh, làm cho rau mồng tơi có tác dụng nhuận tràng, thải chất béo, chống béo phì, thích hợp cho người có mỡ và đường trong máu cao .

Sau đây là những công dụng chữa bệnh tuyệt vời của mồng tơi:

Giảm cholesterol: Chất nhầy của rau mồng tơi có tác dụng hấp thu cholesterol. Cholesterol nội sinh và ngoại sinh đều bị giữ lại trong ruột. Chất nhầy pectin có trong rau mồng tơi có tác dụng khóa hoạt tính cholesterol nên chất béo trong thực phẩm không ngấm được qua màng ruột, cholesterol sẽ bị thải ra ngoài qua phân. Người béo phì muốn giảm cân nên ăn rau mồng tơi vì nó có khả năng sinh nhiệt thấp, lại thông tiểu và nhuận tràng.

Làm lành vết bỏng: Dùng mồng tơi tươi, giã nát, lấy nước cốt bôi lên chỗ da bị bỏng sẽ giúp làm dịu và lành nhanh vết bỏng. 

Tốt cho xương khớp: Hầm mồng tơi với chân giò và cho thêm chút rượu để ăn hàng ngày sẽ giúp trị đau nhức xương khớp.

Chữa yếu sinh lý: Rau mồng tơi, rau ngót, rau má với bộ lòng gà (hoặc lòng vịt) dùng để nấu canh ăn nóng sẽ giúp trị chứng yếu sinh lý ở nam giới hiệu quả.

Trị mụn nhọt: Lá mồng tơi tươi đem giã hoặc xay nhuyễn (không cho thêm nước), trộn với ít muối đắp lên chỗ bị mụn nhọt.

Say nắng: Giã nát lá mồng tơi đắp vào thái dương và trán. Sau đó dùng vải bó lại để giữ nguyên vị, để bệnh nhân nằm ngủ một giấc dậy sẽ khỏi.

Làm đẹp da: Lấy lá mồng tơi non ở đầu nhánh, giã nát lấy nước cốt thêm ít muối thoa nhiều lần lên da mặt rồi rửa sạch. Thực hiện vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp da mịn màng, hồng hào và bớt dần nếp nhăn.

 

Trị tiểu khó: Giã hoặc xay nhuyễn lá mồng tơi tươi, vắt lấy nước cốt hòa với nước đun sôi để nguội, thêm một ít muối. Uống hỗn hợp này vào buổi sáng trước khi ăn, còn bã mồng tơi dùng để đắp lên bụng dưới, chỗ bọng đái.

Lợi sữa: phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ăn rau mồng tơi sẽ nhiều sữa hơn. Trong rau mồng tơi có các vitamin A3, B3, chất saponin, chất nhầy và sắt nên rất tốt cho thai phụ.

Trĩ: Giã nhuyễn lá mồng tơi đắp vào chỗ bị trĩ. 

Thanh nhiệt, giải độc, chữa táo bón: Dùng rau mồng tơi nấu thành canh với mắm, muối, tương và giấm để ăn với cơm hằng ngày. Sử dụng vài ngày sẽ giúp nhuận tràng, giảm thiểu táo bón.

Chảy máu mũi do huyết nhiệt (bị nóng): Dùng nước cốt mồng tơi tươi giã nát thấm vào miếng bông rồi đặt vào hốc mũi.

Ngực bồn chồn, đầy tức: Sắc rau mồng tơi tươi lấy nước đặc, hòa thêm chút rượu trắng vào và uống ấm sẽ giúp cải thiện tình trạng này.

Kiêng kị cần lưu ý: Rau mồng tơi có tính hàn, lạnh nên đối với những người Tỳ Vị hư hàn (lạnh bụng), ỉa chảy và đại tiện lỏng nên hạn chế sử dụng. Để giảm tính hàn, nên nấu mồng tơi thật kỹ hoặc nấu mồng tơi với các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật.

Linh Nguyễn H+ (tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng