- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
- Bí quyết giảm cân
Chiết xuất từ cỏ ngọt stevia có vị ngọt gấp 200-300 đường mía
Đường cỏ ngọt stevia ngăn ngừa đái tháo đường type 2?
Danh sách thực phẩm chứa đường hóa học aspartame cần tránh ngay!
Sử dụng mì chính thế nào để không gây hại cho sức khỏe?
Hảo ngọt nhưng phải kiêng đường: Giải pháp nào?
Mặt lợi – hại của cỏ ngọt
Cỏ ngọt (còn gọi là stevia, cỏ đường, cúc ngọt) là một loại cỏ sống lâu năm vốn có nguồn gốc ở Nam Mỹ. Đặc điểm nổi bật nhất của cỏ ngọt là trong lá có chứa các phân tử steviol glycoside có vị ngọt gấp 200-300 lần đường mía. Có nhiều cách sử dụng cỏ ngọt như: Dùng lá tươi hoặc lá khô để pha trà, chiết xuất thành chất tạo ngọt còn gọi là “đường cỏ ngọt”.
Đường cỏ ngọt không sinh năng lượng (tức không chứa calorie), đồng thời không làm tăng nồng độ glucose trong máu. Nhờ đó, lá cỏ ngọt được chiết xuất thành chất tạo ngọt tự nhiên, hứa hẹn giúp thỏa mãn cơn thèm đồ ngọt một cách an toàn ở người bệnh đái tháo đường, béo phì, thừa cân… Đặc biệt, nhiều người tin dùng đường từ cỏ ngọt hơn các chất làm ngọt nhân tạo có hại cho sức khỏe.
Cỏ ngọt được dùng để thay thế các chất tạo ngọt trong pha chế đồ uống
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn có thể dùng cỏ ngọt hàng ngày mà không lo lắng đến bất cứ vấn đề sức khỏe nào. Do stevia ngọt hơn đường nhiều lần, bạn chỉ cần dùng một lượng vừa phải khi thay thế cho đường trong công thức pha chế, nấu ăn.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo, bạn không nên tiêu thụ quá 4mg steviol glycoside/kg cân nặng. Ví dụ, một người nặng 60kg không nên tiêu thụ quá 240mg chất tạo ngọt từ cỏ stevia.
Một số nghiên cứu sơ bộ trên người và động vật chỉ ra rằng, tiêu thụ quá nhiều cỏ ngọt có thể gây ra một số tác dụng phụ với sức khỏe như: Ảnh hưởng đến cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn. Trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người mắc bệnh lý nền cần thận trọng khi sử dụng cỏ ngọt trong chế độ ăn hàng ngày.
Một số sản phẩm đường cỏ ngọt có thể chứa chất tạo ngọt hóa học erythritol, dextrose hoặc tinh bột nhân tạo maltodextrin. Đây là những thành phần có thể ảnh hưởng lớn tới đường huyết và cân nặng nếu sử dụng lâu dài với liều lượng lớn.
Cách sử dụng cỏ ngọt
Cỏ ngọt dễ chăm sóc, có thể trồng trong chậu tại nhà
Cây cỏ ngọt hiện đã xuất hiện ở Việt Nam, có thể được trồng trong chậu nhỏ tại nhà, cho thu hoạch quanh năm. Khi cần sử dụng, bạn có thể ngắt 1-4 lá ở phần ngọn của cây, ngâm vào nước nóng cùng với trà khi pha.
Ngoài ra, bạn có thể phơi, sấy khô lá cỏ ngọt rồi tán mịn thành bột, dùng để pha chế, nấu ăn. Lá cỏ ngọt khô còn ngọt hơn thông thường: 1 thìa cà phê lá cỏ ngọt khô ngọt tương đương với 10 thìa cà phê đường.
Bạn nên lưu ý, cỏ ngọt chỉ là chất tạo ngọt lành tính thay cho đường, có thể hỗ trợ quá trình giảm cân hoặc bổ trợ cho chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường. Bạn tuyệt đối không nên lạm dụng cỏ ngọt với mục đích hạ đường huyết hoặc giảm cân, giảm béo nhanh.
Bình luận của bạn