Nguy cơ tử vong sớm khi ăn những thực phẩm siêu chế biến

Đồ ăn nhanh là thực phẩm siêu chế biến được rất nhiều người ăn hàng ngày.

Vì sao bạn nên hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn?

3 thành phần nguy hiểm trong các thực phẩm chế biến sẵn

Lý do cần ngăn ngừa béo phì ở trẻ em từ sớm

Đồ ăn nhanh ảnh hưởng tới cơ thể như thế nào?

Thực phẩm siêu chế biến là gì?

Về cơ bản, thực phẩm nào cũng phải trải qua khâu chế biến để làm sạch hoặc bảo quản thực phẩm. Do đó, các nhà khoa học đã phân loại thực phẩm thành 4 nhóm chính sau:

Nhóm 1: Thực phẩm chưa qua chế biến hoặc chế biến tối thiểu

Bao gồm các loại trái cây, rau củ và thịt. Một củ cà rốt được nhổ khỏi mặt đất và rửa sạch, hoặc một miếng thịt bò mới được xẻ, thuộc vào nhóm này.

Nhóm 2: Thực phẩm nấu ăn 

Đây là những loại thực phẩm được "xử lý" thêm 1 bước nữa so với loại thực phẩm chưa chế biến. Nó bao gồm những nguyên liệu nấu ăn được làm từ thực phẩm chưa qua chế biến, ví dụ như dầu thực vật, bơ và mỡ lợn. Danh mục này cũng bao gồm các loại thực phẩm chiết xuất, ví dụ như mật ong, đường mía, si-rô chiết từ nhựa của cây phong, v.v…

Nhóm 3: Thực phẩm chế biến

Thực phẩm chế biến là những loại đồ ăn được thêm vào các thành phần như đường, muối và chất béo… hoặc cho chúng lên men, để giúp chúng có thể bảo quản được lâu hơn. Trái cây đóng hộp, bánh mì lên men, rượu, pho mát, dưa chua và các loại hạt rang muối đều nằm trong danh sách này.

Nhóm 4: Thực phẩm siêu chế biến

Thuật ngữ “Thực phẩm siêu chế biến” được dùng để mô tả những loại thực phẩm chế biến công nghiệp, thường có từ 5 thành phần trở lên, bao gồm các thành phần được sử dụng cho thực phẩm chế biến ở nhóm 3 như muối, đường, chất chống oxy hóa, chất ổn định và chất bảo quản.

Ngoài ra, đặc trưng của thực phẩm siêu chế biến là chúng chứa các thành phần lạ, không thường sử dụng trong ẩm thực thông thường như phụ gia (casein, lactose, whey, gluten, dầu hydro hóa, protein hydrolysed, protein đậu nành cô đặc, maltodextrin, sirô ngô hàm lượng cao fructose (HFCS). Ví dụ một vài loại thực phẩm siêu chế biến như: đồ ăn đông lạnh, nước ngọt, thức ăn nhanh và đồ ăn vặt,…

Tác hại của thực phẩm siêu chế biến đối với sức khỏe?

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Dự phòng Mỹ về chế độ ăn uống của người Brazil. Các nhà nghiên cứu cho biết 13-21% lượng đồ ăn của người Brazil là thực phẩm siêu chế biến. Họ phát hiện vào năm 2019, trong số 541.160 người 30-69 tuổi chết sớm, 261.061 tử vong vì mắc các bệnh không lây nhiễm, có thể phòng ngừa được như tiểu đường, bệnh tim và ung thư.

Mô hình nghiên cứu nhận thấy thực phẩm siêu chế biến là nguyên nhân của gần 57.000 ca tử vong ở Brazil trong năm 2019. Con số này chiếm tới 10,5% tổng số ca tử vong sớm.

Thực phẩm siêu chế biến có thể gây ra béo phì, đái tháo đường, bệnh tim mạch và ung thư.

Thực phẩm siêu chế biến có thể gây ra béo phì, đái tháo đường, bệnh tim mạch và ung thư.

Eduardo A.F. Nilson, trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ khoa học ở Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ học thuộc Trung tâm Dinh dưỡng và Sức khỏe, Đại học São Paulo, người thành lập viện nghiên cứu Oswaldo Cruz, Brazil, cho biết: "Ăn nhiều thực phẩm siêu chế có thể khiến bạn bị béo phì, bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư và nhiều bệnh khác".

Mặc dù tại Việt Nam chưa có nghiên cứu cụ thể về việc các thực phẩm siêu chế biến gây nguy hại đến sức khỏe như thế nào, ăn đến bao nhiêu thì tổn hại sức khỏe, thế nhưng rõ ràng việc lạm dụng thực phẩm chế biến sẵn không tốt cho sức khỏe. Nếu ăn các loại thực phẩm siêu chế biến này trong thời gian dài sẽ gây ra tình trạng: thiếu dinh dưỡng, thiếu vitamin và nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ăn thế nào cho hợp lý?

Thực phẩm chế biến sẵn không tốt cho sức khỏe, song không hoàn toàn xấu nếu biết cách lựa chọn và sử dụng hợp lý. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, mỗi bữa ăn cần có đủ 4 nhóm thực phẩm: Nhóm chất bột; nhóm chất đạm; nhóm chất béo; nhóm vitamin và muối khoáng. Vì vậy, khi ăn thực phẩm chế biến sẵn, tùy theo chủng loại nên lựa chọn các thực phẩm bổ sung vào trong bữa ăn như thêm đạm hoặc rau xanh và trái cây để tăng cường vitamin và chất xơ.

Đặc biệt, để tránh thừa cân béo phì và các bệnh mãn tính không lây, mỗi người cần thường xuyên vận động thể lực. Thời gian vận động khoảng 60 phút/ngày, ít nhất 5 ngày/tuần. Các môn thể thao giúp cải thiện và duy trì sức khỏe như cầu lông, bóng đá, bóng chuyền, bơi, chạy bộ... tùy theo nhu cầu và sở thích của mỗi người.

 
Việt An (Theo NBC News, WebMD)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng