Loãng xương: 13% chẩn đoán nhầm!

Thiếu hụt calci trường diễn dẫn đến nguy cơ loãng xương, gãy xương ở người trên 50 tuổi, đặc biệt là nữ giới

Loãng xương: Căn bệnh nguy hiểm

Dấu hiệu cảnh báo và cách phòng ngừa loãng xương

Những tác nhân gây loãng xương ở nam giới

Người bị loãng xương có nên dùng hạ áp chặn calci?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm có khoảng hơn 50 triệu trường hợp gãy xương có liên quan đến tình trạng loãng xương. Tại Việt Nam, tình trạng loãng xương tuy diễn ra âm thầm nhưng cũng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Loãng xương là bệnh phổ biến ở Việt Nam. Khoảng 25% phụ nữ 50 tuổi trở lên loãng xương ở cổ xương đùi, gần 50% bị loãng xương ở cột sống thắt lưng. Tỷ lệ này thấp hơn Hong Kong, nhưng cao hơn nhiều so với Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia… Không chỉ nữ giới mà nam giới cũng vậy, cứ 10 nam giới thì có một người bị loãng xương cổ xương đùi. Hậu quả đáng ngại nhất của loãng xương là gây gãy xương, tăng nguy cơ tử vong và tăng chi phí y tế. Vì thế việc chẩn đoán sớm và chính xác đóng vai trò vô cùng quan trọng.

PGS.TS Lê Thị Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho rằng, dinh dưỡng calci trong khẩu phần ăn thấp là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến loãng xương. Giá trị calci trong khẩu phần ăn của người Việt sau 25 năm không thay đổi, vẫn ở mức 500mg/người/ngày. Khẩu phần này chỉ đáp ứng 57 - 64% nhu cầu calci của mỗi người, dẫn đến tình trạng thiếu calci trường diễn và nguy cơ loãng xương cao là điều không tránh khỏi.

Bên cạnh đó, tình trạng thiếu vitamin D ở Việt Nam rất phổ biến, ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở nhóm phụ nữ 40 tuổi tỷ lệ thiếu vitamin D lên đến 50%. Như vậy, cứ trung bình 2 người phụ nữ lại có 1 người thiếu vitamin D. Trong khi đó, thiếu vitamin D khiến cơ thể không tổng hợp được calci từ thức ăn cũng là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ loãng xương.
Sự thiếu hụt vitamin D và calci trong khẩu phần ăn cũng như bổ sung của người Việt đã và đang được coi nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng loãng xương, gây gãy xương và tăng nguy cơ tử vong ở người bệnh cũng như tăng chi phí y tế đối với gia đình và xã hội.
Sử dụng giá trị tham chiếu do các hãng máy đo loãng xương cung cấp làm tăng tỷ lệ người loãng xương ở Việt Nam
Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Thanh Hương, tình trạng loạng xương cao ở Việt Nam còn có một nguyên nhân khác. Đó là kết quả của "chấn đoán nhầm" khi "thiếu" giá trị tham chiếu của các máy đo loãng xương tại các bệnh viện. Ước tính, có khoảng 13% số bệnh nhân được chẩn đoán nhầm loãng xương.
Kết luận này được đưa ra sau quá trình nghiên cứu, khảo sát hai máy đo loãng xương của hai trung tâm tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Trong vòng hai năm, đã có 4.500 nam giới đến đo và kết quả có 23% được chẩn đoán bị loãng xương nếu sử dụng tham chiếu do hãng sản xuất máy cung cấp. Trong khi đó, nếu đối chiếu với giá trị tham chiếu mật độ xương của Việt Nam thì chỉ có khoảng 7% bị loãng xương và sử dụng tham chiếu của Nhật Bản thì là 10%. Như vậy có khoảng 13% người bị chẩn đoán nhầm, tương đương với 730 người. 
"Việt Nam đã có giá trị tham chiếu về mật độ xương cho người Việt. Tuy nhiên, có một thực tế là, tất cả máy đo mật độ xương cho người bệnh ở Việt Nam chưa sử dụng tham chiếu này của người Việt, vì thế, nhiều người đang bị chẩn đoán mắc loãng xương chưa chuẩn xác, nên bị điều trị “oan", TS. Hương khẳng định.
Hội thảo về Giải pháp dinh dưỡng phòng chống loãng xương trong cộng đồng do Viện Nghiên cứu Y - Xã hội học tổ chức. 
Tại hội thảo, các chuyên gia đã tập trung thảo luận các giải pháp can thiệp phòng chống loãng xương ở Việt Nam. Tổng hội Y học Việt Nam cho rằng, cần nghiên cứu về nguyên nhân gây loãng xương cho cơ thể để ứng dụng tế bào gốc vào công tác điều trị bệnh này.

Khánh Hạ (H+, tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp