Trà xanh có một số tác dụng phụ cần phải lưu ý
Trà xanh làm giảm tác dụng của thuốc huyết áp
Người uống trà cần tránh những điều này
Giảm cân với...7 ly trà xanh mỗi ngày
Trà xanh - Bí quyết minh mẫn của tuổi già
Một tách trà xanh có chứa khoảng 24 - 45mg caffeine. Hàm lượng này ít hơn so với cà phê, nhưng nếu uống 4 - 5 cốc trong một ngày lại không tốt với sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh như: Đái tháo đường, tiêu chảy, táo bón, mất ngủ, hội chứng ruột kích thích (IBS), tăng nhịp tim...
Uống trà xanh quá nóng có thể bị tổn thương vách trong của dạ dày dẫn đến đau, loét dạ dày. Hơn nữa, trong khi dạ dày trống rỗng nếu uống trà xanh, chất chát trong trà sẽ đi vào tạng phế và làm lạnh tì, vị. Lúc đó, bạn sẽ thấy cồn cào, nôn nao trong người, hoa mắt, chóng mặt, rất khó chịu mà chúng ta thường gọi là “say trà”.
Uống thuốc với trà xanh hoặc uống trà xanh cùng thời điểm uống trà có thể gây ra kích thích hormone và kháng sinh trong cơ thể. Điều này không những làm cho thuốc giảm tác dụng mà còn có thể gây nguy hiểm cho gan. Các chất có trong trà xanh có thể kết hợp với các hoạt chất trong thuốc sẽ tạo ra những phản ứng hóa học làm cho thuốc giảm tác dụng và cơ thể kém hấp thu, từ đó bệnh sẽ lâu khỏi.
Không uống nước trà xanh để qua đêm. Lý do, khi để lâu như vậy nước trà sẽ bị xỉn màu, thành phần vitamin B, C trong nước trà sẽ bị phân hủy. Vì vậy, tốt hơn hết, buổi sáng khởi đầu cho một ngày, bạn nên hãm một ấm trà xanh mới và chỉ thưởng thức chúng trong ngày mà thôi.
Phụ nữ mang thai nên hạn chế uống trà. Lời khuyên là bạn chỉ nên uống đến tách trà thứ 2 trong ngày mà thôi. Do trà có hàm lượng caffeine khá cao có thể gây hại cho thai nhi và sự hấp thụ sắt của mẹ bầu.
Ngoài ra, trà xanh có thể gây thiếu máu: Catechin có trong trà xanh có thể khiến bạn thiếu máu do thiếu sắt. Nếu là người nghiện trà xanh bạn nên ăn các loại thực phẩm giàu sắt và vitamin C.
Trà xanh còn có thể gây bệnh loãng xương: Trà xanh ức chế việc hấp thụ calci của cơ thể, làm cho bạn dễ bị loãng xương, dễ gãy xương.
Bình luận của bạn