- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Nghén khoai tây không tốt cho mẹ bầu
Các mốc khám thai mẹ bầu cần nhớ
4 bài tập đơn giản giúp mẹ bầu sinh thường dễ hơn
Mẹ bầu cần tiêm phòng những bệnh gì khi mang thai?
Tràng hoa quấn cổ: Những điều mẹ bầu cần biết!
Đái tháo đường trong thai kỳ hay còn gọi là đái tháo đường trong thời gian mang thai, là một loại đái tháo đường chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai. Nếu một phụ nữ bị đái tháo đường khi mang thai nhưng chưa bao giờ bị đái tháo đường trước đó thì được chẩn đoán là đái tháo đường trong thai kỳ.
Ăn nhiều khoai tây là nguyên nhân khiến nhiều mẹ bầu có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ
Đây là căn bệnh có thể gây ra những hậu quả lâu dài cho sức khỏe của cả mẹ và con bao gồm nguy cơ mắc bệnh tim và bệnh đái tháo đường trong tương lai.
Mặc dù là một loại rau củ quả chứa nhiều vitamin C và kali nhưng khoai tây là lại một trong những thực phẩm rất giàu tinh bột - nguyên nhân làm cho lượng đường trong máu tăng mạnh.
TS. Cuilin Zhang - Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ đã nghiên cứu trên cơ sở dữ liệu y tế từ 115.000 phụ nữ không có bệnh mạn tính, không có tiền sử mắc bệnh đái táo đường thai kỳ từ năm 1989.
Khi những người này mang thai trong giai đoạn 1991 - 2001 (21.693 trường hợp), các nhà khoa học phát hiện, có 854 trường hợp mắc đái tháo đường thai kỳ. Những trường hợp này có một đặc điểm chung là ăn nhiều khoai tây trước và trong khi mang thai.
Trong khi đó, chỉ cần thay thế hai phần ăn khoai tây mỗi tuần bằng các loại rau quả lành mạnh khác, những bà bầu này sẽ giảm được 10% nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ. Do đó, mẹ bầu nên hạn chế ăn khoai tây. Cho dù nghén khoai tây, chị em cũng nên tham khảo ý kiến của bác sỹ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có một chế độ ăn phù hợp.
Bình luận của bạn