Mối liên hệ giữa bệnh đái tháo đường type 2 và giấc ngủ

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại tình trạng kháng insulin

Đái tháo đường: 5 thảo dược giúp ổn định đường huyết lâu dài

Tổng hợp các cách trị đái tháo đường dân gian đơn giản nhất

Phải làm sao khi đái tháo đường khiến tay co cứng, tê bì, chuột rút?

Những triệu chứng ban đầu, dễ nhận biết nhất của bệnh đái tháo đường

Giấc ngủ và tình trạng kháng insulin

Theo PGS. Josie Bidwell từ Đại học Y khoa Mississippi (Mỹ): “Trong khi ngủ, nhịp tim và huyết áp sẽ giảm xuống. Điều này đặc biệt quan trọng với người bệnh đái tháo đường type 2 vì họ thường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn gấp 2 lần so với người bình thường”.

Giấc ngủ cũng rất cần thiết cho việc điều hòa hormone trong cơ thể, bao gồm cả hormone insulin. Nói cách khác, ngủ kém cũng góp phần gây kháng insulin, tình trạng cơ thể gặp khó khăn trong việc sử dụng insulin để đưa glucose từ máu vào tế bào. Điều này có thể dẫn tới tình trạng đường huyết tăng cao ở người bệnh đái tháo đường type 2. Do đó, bạn nên cố gắng ngủ đủ giấc (từ 7 - 9 tiếng/đêm) để kiểm soát bệnh tốt hơn.

Trong một nghiên cứu năm 2018 với những người bị tiền đái tháo đường hoặc những người mới được chẩn đoán (nhưng chưa được điều trị) đái tháo đường type 2, các nhà khoa học nhận thấy những người ngủ ít hơn 5 tiếng/đêm hoặc ngủ nhiều hơn 8 tiếng/đêm đều có chỉ số HbA1C cao hơn so với những người ngủ với thời lượng vừa phải (trung bình là 7 tiếng/đêm).

Một nghiên cứu khác vào tháng 5/2019 cũng chỉ ra rằng, những người thường ngủ ít hơn 6 tiếng/đêm cũng có chỉ số BMI cao hơn, làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 và khiến họ khó kiểm soát đường huyết hơn.

Dù các nhà khoa học chưa làm rõ được lý do tại sao ngủ nhiều có thể gây hại cho sức khỏe, nhưng họ đã chỉ ra rằng mất ngủ, thiếu ngủ thực sự có thể gây ra nhiều thay đổi nội tiết tiềm ẩn. PGS. Josie Bidwell cho biết: “Tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ có thể làm tăng nồng độ các chất gây viêm (như cytokine) trong cơ thể, từ đó dẫn tới tình trạng kháng insulin”.

Ngoài ra, thiếu ngủ còn có thể kích hoạt hệ thần kinh giao cảm, gây ra phản ứng căng thẳng và làm giảm độ nhạy insulin của tế bào.

Không kiểm soát đường huyết tốt cũng có thể ảnh hưởng xấu tới chất lượng giấc ngủ

Cùng với những thay đổi về sinh lý, tình trạng thiếu ngủ cũng khiến bạn tiêu thụ nhiều calorie hơn, ảnh hưởng tới việc duy trì lối sống lành mạnh. Điều này có thể làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2.

Ngược lại, khi lượng đường huyết tăng cao hơn bình thường, nước sẽ bị kéo ra khỏi các mô và bạn cũng sẽ có nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn, đặc biệt là về đêm. Tình trạng tiểu đêm khiến bạn phải tỉnh giấc nhiều lần giữa đêm, từ đó gây gián đoạn giấc ngủ.

Thêm vào đó, nếu lượng đường huyết hạ xuống quá thấp (dưới 70mg/dL) trong khi ngủ (hay tình trạng hạ đường huyết ban đêm), bạn cũng có thể gặp phải các triệu chứng như ngủ không yên giấc, hay gặp ác mộng và đổ mồ hôi khi ngủ.

Người bệnh đái tháo đường còn có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao gấp 3 lần người bình thường, nhưng chỉ có khoảng 25 - 50% người bệnh được chú ý và điều trị tình trạng này. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trầm cảm và các vấn đề giấc ngủ thường đi đôi với nhau, trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ mất ngủ và ngược lại.

Do đó, không bất ngờ khi một nghiên cứu năm 2016 đã chỉ ra rằng: Trong số 7.000 người trung niên mắc đái tháo đường được nghiên cứu, có khoảng 25% cho biết họ bị rối loạn giấc ngủ; 77% cho biết họ thường xuyên gặp phải các vấn đề về giấc ngủ như khó ngủ, ngưng thở khi ngủ hoặc buồn ngủ vào ban ngày.

Làm sao cải thiện chất lượng giấc ngủ cho người bệnh đái tháo đường type 2?

Các chuyên gia khuyên bạn nên thử thực hiện một số điều sau:

- Tập thói quen đi ngủ và thức dậy vào một giờ cố định.

- Hạn chế dùng các thiết bị điện tử sát giờ đi ngủ vì ánh sáng xanh từ màn hình có thể ức chế sản sinh hormone melatonin, hormone cần thiết để đi vào giấc ngủ.

- Tập thể dục đều đặn để cải thiện độ nhạy insulin, giúp bạn ngủ ngon hơn.

- Giữ phòng ngủ tối, mát mẻ và yên tĩnh.

- Thực hiện các thói quen thư giãn như tắm nước ấm, chăm sóc da, đọc sách, nghe nhạc nhẹ… để giảm căng thẳng trước khi đi ngủ.

- Tránh uống rượu bia, các loại đồ uống có chứa caffeine ít nhất 8 tiếng trước khi đi ngủ.

- Tránh ăn tối quá no vì điều này có thể khiến đường huyết tăng cao suốt đêm, ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.

Vi Bùi H+ (Theo Everydayhealth)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex với các thành phần từ lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp hỗ trợ hạ đường huyết, hạn chế biến chứng đái tháo đường.

Đường huyết lúc đói không ổn định, chỉ số HbA1c tăng cao khiến nhiều người bệnh đái tháo đường type 2 băn khoăn, lo lắng bởi dù đã thực hiện nhiều cách nhưng đường huyết vẫn lên xuống thất thường và tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm.

Khi đó, bạn có thể cần một giải pháp đến từ thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex để giúp hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết, từ đó hạn chế các biến chứng thần kinh, viêm loét, nhiễm trùng, tổn thương mắt, võng mạc, bảo vệ thận, khớp, tim mạch…

Sản phẩm sử dụng phù hợp cho người bệnh đái tháo đường type 2, người bị tiền đái tháo đường, đặc biệt hiệu quả với người mới mắc.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết