Mệt mỏi thường xuyên cảnh báo bệnh gì?

Mệt mỏi thường xuyên có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề liên quan đến sức khỏe

4 cách giúp bạn đối phó với hội chứng mệt mỏi mạn tính

5 loại thảo dược giúp cải thiện triệu chứng mệt mỏi mạn tính

Uống trà tốt cho người đau xơ cơ hóa, mệt mỏi mạn tính?

Khi trẻ kêu mệt mỏi, cần điều trị ngay!

Bác sỹ Raja Mohan tại Rainbow Labs (Ấn Độ) chỉ ra một số nguyên nhân gây ra tình trạng mệt mỏi dù bạn đã ngủ đủ giấc theo khuyến nghị:

1. Thiếu máu

Thiếu máu là tình trạng cơ thể bạn không có đủ tế bào hồng cầu, có thể gây mệt mỏi và suy nhược. Mặc dù còn một số nguyên nhân tiềm ẩn khác nhưng thiếu sắt hoặc vitamin B12 là "thủ phạm" phổ biến gây ra thiếu máu. Lúc này, các bác sỹ có thể thực hiện xét nghiệm máu cho bạn và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

2. Ngưng thở khi ngủ

Bác sỹ Raja Mohan giải thích: "Tình trạng này khiến bạn ngừng thở trong giây lát khi ngủ, dẫn đến chất lượng giấc ngủ kém và mệt mỏi vào ban ngày".

Các dấu hiệu bạn có thể bị ngưng thở khi ngủ bao gồm:

- Tạo ra tiếng thở lớn, khịt mũi hoặc nghẹt thở.

- Tỉnh giấc thường xuyên.

- Ngáy to.

- Thay đổi tâm trạng và đau đầu trong ngày.

3. Bệnh đái tháo đường

Theo bác sỹ Raja Mohan, lượng đường trong máu cao có thể gây mệt mỏi, cùng với các triệu chứng khác như: Khát nước nhiều hơn và đi tiểu thường xuyên.

Các dấu hiệu bạn có thể mắc bệnh đái tháo đường bao gồm:

- Giảm cân và mất số lượng lớn cơ bắp.

- Ngứa xung quanh dương vật hoặc âm đạo.

- Thường xuyên bị tưa miệng.

Lượng đường trong máu cao có thể gây mệt mỏi

Lượng đường trong máu cao có thể gây mệt mỏi

4. Trầm cảm

Trầm cảm có thể gây ra nhiều triệu chứng thể chất bao gồm: Mệt mỏi và mức năng lượng thấp.

5. Các vấn đề về tuyến giáp

Theo các bác sỹ, việc tuyến giáp hoạt động quá mức và kém hoạt động đều có thể gây ra mệt mỏi và các triệu chứng khác.

Các dấu hiệu bạn có thể gặp vấn đề về tuyến giáp bao gồm:

- Nhạy cảm với lạnh hoặc nóng.

- Tăng hoặc giảm cân.

- Đau và yếu cơ.

- Kinh nguyệt không đều.

6. Hội chứng mệt mỏi mạn tính

Mệt mỏi mạn tính (Chronic Fatigue Syndrome - CFS) đặc trưng bởi tình trạng người bệnh cảm thấy uể oải, lúc nào cũng thấy mệt mỏi chung chung không rõ lý do, mệt mỏi này kéo dài ít nhất 6 tháng và không được cải thiện ngay cả khi bệnh nhân đã được nghỉ ngơi, không liên quan đến các bệnh lý khác.

Bên cạnh các vấn đề liên quan đến sức khỏe, tình trạng mệt mỏi của bạn cũng có thể là kết quả của một số yếu tố lối sống bao gồm: Chế độ ăn uống kém và mất nước. “Chế độ ăn nhiều đường, thực phẩm chế biến sẵn và chất béo không lành mạnh có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và uể oải. Bên cạnh đó, uống không đủ nước cũng có thể gây ra tình trạng này", bác sỹ Raja Mohan cho biết.

Một số yếu tố khác như: Công việc, gia đình, các sự kiện như mất người thân hoặc tan vỡ mối quan hệ, lối sống không lành mạnh... đều có thể khiến bạn mệt mỏi. Với những nguyên nhân này tình trạng mệt mỏi của bạn có thể được cải thiện trong một thời gian nếu bạn điều chỉnh lối sống và sắp xếp lại công việc hợp lý. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên mệt mỏi mà không rõ nguyên nhân thì đã đến lúc cần gặp bác sỹ.

 
Lê Tuyết (Theo Mirror)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp