Sản phụ sinh con vào mùa nào sẽ dễ bị trầm cảm?

Mùa Hè và mùa Thu có nguy cơ lớn nhất ảnh hưởng đến trầm cảm sau sinh

5 sự thật về chứng trầm cảm sau sinh mẹ bầu cần lưu ý

Những loại thực phẩm giúp ngăn ngừa trầm cảm sau sinh

Những khoáng chất nên bổ sung để chống trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau đột quỵ có điều trị được không?

Ngoài việc sinh con vào mùa Hè, mùa Thu, các nhà nghiên cứu còn nhận thấy, những phụ nữ khi sinh con mà không thực hiện gây mê, gây tê có nguy cơ trầm cảm sau sinh (PPD) cao hơn. Tiến sĩ Jie Zhou, thuộc Bệnh viện Brigham & Women ở Boston và các đồng nghiệp tin rằng, những phát hiện của họ có thể giúp phụ nữ giảm nguy cơ bị PPD thông qua việc giải quyết một số yếu tố nguy cơ đã được xác định.

Trầm cảm sau sinh nhiều hơn "baby blues". Nó được định nghĩa là cảm giác cực đoan của sự lo lắng, buồn bã, và mệt mỏi xảy ra sau khi sinh. Nếu không điều trị, những cảm giác này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ thể chất và tình cảm của người mẹ. Điều này sẽ gây khó khăn đến việc chăm sóc cho con. Trường hợp nghiêm trọng, người mẹ có thể nghĩ đến việc làm hại bản thân và con mình.

Đáng buồn là PPD xảy ra khá phổ biến, bởi có khoảng 1/9 phụ nữ ở Hoa Kỳ trải qua tình trạng này sau khi sinh. Mặc dù khó xác định được nguyên nhân gây ra chứng bệnh này, nhưng các yếu tố nguy cơ được biết đến bao gồm căng thẳng, lịch sử trầm cảm, sinh non và gặp biến chứng khi mang thai, hoặc lúc sinh nở.

Tiến sĩ Zhou và nhóm nghiên cứu đã phân tích hồ sơ bệnh án của 20.169 phụ nữ sinh ra từ tháng 6/2015 đến tháng 8/2017. Trong số những phụ nữ này có 817 người đã phát triển PPD.

Phân tích cho thấy, nguy cơ PPD thấp hơn ở phụ nữ sinh con vào mùa Xuân, hoặc mùa Đông. Còn những người sinh con vào mùa Thu, hoặc mùa Hè có tỉ lệ bị PPD cao hơn.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, điều kiện thời tiết mùa Đông và mùa Xuân xấu hơn mùa Hè và mùa Xuân, vì thế các bà mẹ sau sinh được khuyến khích sinh hoạt trong nhà với trẻ sơ sinh nhiều hơn. Điều này có thể làm cho bà mẹ vui vẻ và thuận tiện hơn.

Nghiên cứu cũng tiết lộ rằng, những phụ nữ không thực hiện gây tê ngoài màng cứng, hoặc không sử dụng bất kỳ thuốc gây mê nào khác trong khi sinh cũng có nguy cơ cao hơn về PPD. Nhóm nghiên cứu cho rằng, nếu được gây tê khi sinh có thể giảm mức độ đau đớn ở sản phụ. Nhờ đó mà sức khỏe, tinh thần của họ trở nên tốt hơn.

Phụ nữ khi sinh được gây tê màng cứng, gây mê sẽ giảm nguy cơ bị trầm cảm sau sinh

BMI (chỉ số khối cơ thể) cao là yếu tố nguy cơ

Tiến sĩ Zhou giải thích: "Người ta hy vọng rằng, người mẹ sẽ làm tốt hơn và ít căng thẳng về tinh thần hơn khi sinh con khỏe mạnh và con phát triển tốt. Ngoài ra, những phụ nữ có chỉ số BMI cao có khả năng phát triển PPD cao hơn những người có chỉ số BMI bình thường. Phụ nữ da trắng có nguy cơ PPD thấp hơn các phụ nữ da đen, da vàng. Bởi, họ có sự khác biệt về tình trạng kinh tế, xã hội. 

Khi thấy BMI tăng lên, chúng ta cần theo dõi bệnh nhân dựa các số liệu ở các bệnh viện về các biến chứng liên quan đến thai nghén. Điều này có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ, tâm trạng của người mẹ. Nghiên cứu này giúp làm sáng tỏ yếu tố nguy cơ có thể ngăn ngừa được đối với PPD. Từ đó, chúng ta có thể giúp phụ nữ giảm nguy cơ mắc bệnh này.

Thịnh Nguyễn (Theo Medicalnewstoday)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp