Quẳng gánh lo, cho giấc ngủ tới

Gạt bỏ lo lắng, ưu phiền sẽ giúp giấc ngủ "đến" dễ dàng hơn.

Mất ngủ mạn tính không khác gì hút thuốc kinh niên

Tổ tiên ngủ tốt hơn nhờ không có... điện

Im lặng khi mất ngủ là dại dột!

“Giờ tôi mới biết, nếu còn suy nghĩ, còn lo lắng, còn hoang mang thì tôi còn mất ngủ”. Đó là chia sẻ của người đã bị mất ngủ gần 10 năm nay. Cảm giác mệt mỏi, chán chường khi mất ngủ thì ai cũng biết nhưng nếu cứ mãi “quẩn quanh” với cái mệt mỏi suy nghĩ đó thì bạn sẽ bị vướng vào vòng luẩn quẩn của mất ngủ và tất nhiên bệnh càng trầm trọng. Cách giải thoát duy nhất là hãy trút bỏ toàn bộ những suy nghĩ, giấc ngủ ngon sẽ tự đến với bạn. 
4 cái “khó” của người mất ngủ
Theo GS.TS Phan Chúc Lâm, Chủ tịch danh dự Hội Thần kinh học Việt Nam, có 4 cái “khó” khiến bạn vẫn mất ngủ.
Thứ nhất: Điều khiển suy nghĩ. Những người mất ngủ thường là những người hay suy nghĩ, hay có những phiền muộn nên việc nghĩ ngợi trước khi đi ngủ quá nhiều, càng làm cho bệnh khó ngủ, mất ngủ trở nên trầm trọng hơn.
Cảm giác lo lắng, bất an thường gặp ở những người rối loạn giấc ngủ, mất ngủ (Ảnh minh họa)
Thứ hai, khó từ việc những người mất ngủ đôi khi lạm dụng các loại thuốc Tây gây ngủ như: Seduxen, Lexomil, Diazepam… lâu dần khiến cơ thể phụ thuốc thuốc, nhờn thuốc và cần phải có một liều lượng cao hơn mức hiện tại mới có thể ngủ được.
Thứ ba, những người mất ngủ chỉ đa số điều trị triệu chứng chứ chưa điều trị cả nguyên nhân, nên cái “ngọn” của vấn đề chỉ cải thiện nhờ thuốc ngủ, còn cái “gốc” là giấc ngủ tự nhiên thì chưa được chú trọng.
Và cái khó thứ tư là người bệnh thường không kiên trì và không dùng thuốc hay thực phẩm chức năng theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ hay nên hiệu quả đạt được không cao.
Chính 4 cái “khó” này đã khiến những người bị mất ngủ vẫn mãi bị vướng vào những vòng luẩn quẩn khi khắc phục bệnh của mình. Trong đó, cái khó về “việc điều khiển suy nghĩ, ổn định tâm lý, bớt lo âu” luôn được cho là bài toán đau đầu nhất với người mất ngủ.
Đếm cừu hay xem đồng hồ thường xuyên càng làm cho giấc ngủ "rời xa" bạn
Quẳng “gánh lo” bằng cách nào?
Khi quẳng được gắng lo người mất ngủ sẽ lấy lại được tinh thần thoải mái, bớt nghĩ ngợi đồng nghĩa với việc hệ thần kinh ko bị ức chế, việc điều tiết hormone melatonin - một chất điều hòa nhịp thức ngủ được diễn ra đều đặn, giúp cho giấc ngủ tự nhiên đến với bạn nhanh hơn.
Theo GS.TS Phan Chúc Lâm, các phương pháp giúp bạn giảm nghĩ ngợi bao gồm:
- Tránh nằm trên giường quá nhiều: Không nên đi ngủ quá sớm, nằm trên giường quá lâu chờ đợi giấc ngủ tới mà hãy đi ngủ vào khoảng 21 - 22h20 mỗi buổi tối;
- Tránh thuốc lá, các chất có caffeine (trà, cà phê…) và rượu bia;
- Tập thể dục đều đặn vào buổi sớm;
- Làm những việc nào đó thư giãn trước giờ ngủ;
- Ðừng canh đồng hồ khi nằm trên giường; 
- Nếu không ngủ được trong vòng 30 phút, nên đi sang phòng khác, đọc sách, nghe nhạc… và chỉ trở lại giường khi buồn ngủ.
Uống một cốc sữa ấm trước khi ngủ giúp bạn dễ ngủ hơn
- Nếu thấy rất khó để điều khiển suy nghĩ của mình khi nằm xuống giường, bạn hãy dành thời gian 10 - 20 phút để thiền.
- Giữ một lối suy nghĩ tích cực, tránh suy diễn các vấn đề, xác định giường ngủ chỉ là nơi để nghỉ ngơi và lấy lại sức khỏe.
-  Sử dụng những sản phẩm thực phẩm chức năng có sự kết hợp từ các thành phần cao thảo dược với các hoạt chất hữu ích giúp giảm lo âu, giảm căng thẳng, suy nhược thần kinh và hỗ trợ điều trị rối loạn giấc ngủ.
Có như vậy, giấc ngủ ngon sẽ tới!
Thu Trang H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh