Tư thế nằm ngủ nghiêng bên trái có hại cho tim hay không?

Tư thế ngủ cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giấc ngủ và sức khỏe

Tư thế ngủ có lợi cho sức khỏe và sắc đẹp

Bị đau lưng dưới, nằm ngủ thế nào để thấy thoải mái nhất?

Đâu là tư thế ngủ tốt nhất cho hệ tiêu hóa?

Ngưng thở khi ngủ gây suy giảm não bộ thế nào?

Việc điều chỉnh thói quen sống, trong đó có cải thiện chất lượng giấc ngủ, đóng vai trò không hề nhỏ trong phòng ngừa bệnh lý tim mạch và bảo vệ trái tim. Vì vậy, lựa chọn tư thế nằm ngủ là một trong những lo lắng của người có vấn đề về hệ tuần hoàn.

Theo một nghiên cứu quy mô nhỏ trên tạp chí BioMedical Engineering Online, tư thế nằm nghiêng bên trái khi ngủ có tác động tiêu cực với tim, bởi trọng lực làm cơ quan này phải xoay chiều. Trong khi đó, nằm nghiêng bên phải lại không gây ra nguy cơ này.

Nghiên cứu khác trên tạp chí Hội tim mạch học Hoa Kỳ cho thấy, người bệnh suy tim sung huyết thường nằm nghiêng phải như một cách để bảo vệ tim. Bệnh lý này xảy ra khi cơ tim bị suy yếu và không thể bơm máu tốt như bình thường. Giả thuyết cho rằng, người bệnh tránh nằm nghiêng trái vì tư thế này làm tăng áp lực lên phổi gây ra cảm giác khó chịu do tiếng tim đập thành ngực.

Khi nằm nghiêng trái, tim sẽ gần thành ngực hơn nên nghe thấy tiếng tim đập mạnh hơn

Khi nằm nghiêng trái, tim sẽ gần thành ngực hơn nên nghe thấy tiếng tim đập mạnh hơn

BS Mary Greene – chuyên gia tim mạch thuộc Trung tâm Tim mạch Manhattan (New York, Mỹ) cho hay, một vài nghiên cứu ủng hộ giả thuyết nằm ngủ nghiêng trái có thể ảnh hưởng đến hệ thống dẫn truyền tim. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khác cho thấy độ tin cậy của giả thuyết này cũng như mối quan hệ nhân quả giữa tư thế ngủ và bệnh tim. Điều này có nghĩa là bạn không nhất thiết phải đổi tư thế ngủ yêu thích của mình.

Chuyên gia tim mạch Kevin Rabii (Texas, Mỹ) cho biết, tư thế ngủ gối đầu lên tay có thể cản trở lưu thông máu tới tay, khiến bạn bị tê bì tay khi thức giấc. Tuy vậy, với đa số trường hợp, không có tư thế ngủ nào thực sự tối ưu cho sức khỏe tim mạch.

BS Greene nhận định, vị trí trái tim có thể thay đổi nhỏ khi bạn đổi tư thế nằm, tuy nhiên việc này không thực sự gây hại đáng kể tới hệ tuần hoàn. Bà cũng lưu ý rằng, một vài tư thế nằm ngủ về đêm lại tác động gián tiếp tới tim mạch qua các nguy cơ khác như chứng ngưng thở khi ngủ.

Tình trạng ngưng thở xảy ra chủ yếu ở tư thế nằm ngửa

Tình trạng ngưng thở xảy ra chủ yếu ở tư thế nằm ngửa

Chứng ngưng thở khi ngủ xảy ra khi đường thở của bạn bị chặn trong khi ngủ, kích thích các hormone căng thẳng và kéo theo tăng huyết áp tạm thời. Chứng rối loạn này có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe trái tim, dẫn đến hình thành bệnh mạch vành, suy tim sung huyết, đột quỵ. Tư thế nằm ngửa có thể làm tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ.

BS Greene khuyến nghị, người mắc bệnh suy tim sung huyết nên nằm ngủ với nhiều hơn một chiếc gối để nâng đầu lên cao. Tư thế này giúp hạn chế tích tụ dịch ở phổi, nhờ đó người bệnh hít thở dễ dàng hơn, không bị thở gấp. 

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tìm tư thế ngủ thích hợp, hoặc chất lượng giấc ngủ suy giảm, hãy trao đổi ngay với bác sĩ điều trị để có biện pháp can thiệp sớm. 

 
Quỳnh Trang (Theo Health Central)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch