Nếu có thể, hãy bỏ nỗi muộn phiền ngoài cửa!

Sự hạnh phúc của mỗi gia đình nằm trong lòng bàn tay chính họ

Thực phẩm chức năng - mũi nhọn của kinh tế - y tế Việt Nam

6 cách chăm sóc thận trong mùa Đông

Bảo vệ mắt khỏi ô nhiễm không khí

Người bệnh Parkinson cần chuẩn bị những gì khi đi du lịch?

Tôi được nghe khá nhiều bài giảng của các sư thầy, cả trên không gian mạng lẫn trực tiếp ở các buổi nói chuyện nho nhỏ. Tôi có nhớ, thầy Sonam, một nhà sư của Bhutan, nhân một lần tới Việt Nam đã nói vậy. “Nếu bạn bỏ những nỗi muộn phiền của mình bên ngoài khung cửa, trước khi bạn bước chân vào nhà, cuộc sống của gia đình bạn, của chính bạn sẽ hạnh phúc, vui vẻ hơn bạn nghĩ.”

Thầy Sonam đã nói trong một buổi gặp mặt với các Phật tử cùng những người kính Phật ở Việt Nam như vậy. Thầy giảng giải về nỗi buồn, sự muộn phiền của mỗi cá nhân là do chính bản thân cưỡng cầu mà tạo nên. Chỉ khi không còn sự cưỡng cầu, thì nỗi muộn phiền, lo lắng mới qua đi, bản thân mới cảm nhận được sự hạnh phúc mà mình vốn có.

Cuộc sống trong mỗi khung cửa, ngoài những phút sóng gió cho chính những người sống trong đó tạo ra, đều là hạnh phúc.

Điều thầy Sonam nói không mới, chỉ là, mỗi người áp dụng được bao nhiêu.

172205_a1-241630665

Để gia đình được hạnh phúc cần biết buông bỏ những nỗi buồn

Gia đình tôi có một truyền thống, bỏ những cáu giận, khó chịu, bực bội… lại cơ quan, gia đình chỉ dành cho gia đình mà thôi. Điều này được quán triệt tới tất cả các thành viên trong gia đình và ai cũng phải cố gắng tuân thủ ở mức độ cao nhất.

Mẹ tôi kể, trước đó, khi bố mẹ mới về chung nhà, đôi lúc bố tôi cũng đưa những điều không vui đó về nhà. Mẹ hiểu, đó là chuyện dễ gặp, bởi không ai đi làm, va chạm xã hội không gặp phải những điều không vừa ý, không ai thuận lợi mãi được. Muộn phiền được tạo nên bởi va chạm giữa người với người. Nhưng mang nó về nhà một lần, hai lần thì mẹ còn chấp nhận, mang về lần thứ ba thì mẹ sẽ nhắc. Mẹ nói, gia đình, các thành viên trong gia đình không mang lại những điều không vui đó, nên những thành viên trong gia đình cũng không đáng phải chịu những điều không vui đó. Mà những thứ không vui dễ bị ảnh hưởng, chỉ cần một người trong gia đình buồn phiền, khó tính, cáu kỉnh, thì những thành viên còn lại cũng sẽ bị “lây” theo. Nên mẹ không thích cái sự “lây lan” của những điều không vui đó. Mẹ muốn chặn nó từ cửa.

Tôi không rõ những gì mẹ tôi nói với bố tôi khi lần thứ 3 bố đưa niềm không vui về nhà, nhưng những gì mẹ nói với chúng tôi khi đi học, đi làm thì vẫn nhớ rõ. Nhớ để tuân thủ.

Chúng tôi có thể kể, trong những lúc uống trà, ăn cơm về những điều không vui đó, kể để mà kể chứ không phải để trút giận, trút buồn. Kể để lần tới không mắc phải những điều không vui đó nữa. Kể để lấy lại lạc quan trong cuộc sống.

Nhưng mỗi lần kể xong, ngẫm lại thì đều thấy, đúng như thầy Sonam nói, chỉ khi bạn cưỡng cầu thì bạn mới gặp phải những muộn phiền, không vui, những cáu kỉnh, giận hờn đó.

Cuộc sống không thể không có hy vọng, không có mong ước, nhưng hãy đặt nó trong tầm với và hãy học cách chấp nhận sự không thành để nó không quá ảnh hưởng tới mình. Một điều nữa, nếu chẳng may gặp phải, hãy chấp nhận, và khi về tới cửa nhà, hãy hít một hơi, thả cái muộn phiền đó xuống cửa, rồi vui vẻ bước vào nhà.

 
Khánh Hạ
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bạn đọc viết