Ngoáy mũi có làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer?

Thường xuyên ngoáy mũi có thể làm tổn thương niêm mạc mũi

6 thực phẩm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Tăng nguy cơ mắc Alzheimer do đường ruột kém

Khó chuyển hướng khi đi bộ có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh Alzheimer

5 dấu hiệu bệnh Alzheimer mà hầu hết mọi người không nhận ra

Một nghiên cứu trên chuột được thực hiện bởi các nhà khoa học của Trường Đại học Griffith (Australia) đã tìm thấy mối liên hệ nhỏ giữa việc ngoáy mũi và sự tích tụ các protein liên quan đến bệnh Alzheimer.

Các nhà khoa học cho biết, thói quen ngoáy mũi có thể làm hỏng các mô bảo vệ bên trong khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào não hơn. Ngược lại, bộ não phản ứng với sự xâm nhập này theo cách phản ánh các tình trạng do bệnh Alzheimer tạo ra.

Trước đó, nhóm các nhà khoa học ở Queensland (Australia) đã tiến hành thử nghiệm trên một loại vi khuẩn có tên Chlamydia pneumoniae - vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phổi. Loại vi khuẩn này được phát hiện ở não của những người bị sa sút trí tuệ trong nghiên cứu thực hiện năm 1998. Các nhà khoa học vào thời điểm đó cho biết: "Một số bằng chứng gián tiếp cho rằng việc nhiễm vi khuẩn Chlamydia pneumoniae có liên quan đến căn bệnh suy giảm trí nhớ".

Trong nghiên cứu mới đây của Trường Đại học Griffith phát hiện vi khuẩn Chlamydia pneumoniae đã sử dụng dây thần kinh kéo dài giữa khoang mũi và não làm đường dẫn trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương. Sau đó, các tế bào trong não phản ứng bằng cách tích tụ protein amyloid beta, là tiền chất quan trọng cho sự phát triển của bệnh Alzheimer.

Giáo sư James St John, Trưởng Trung tâm Nghiên cứu Tế bào gốc và Sinh học Thần kinh Clem Jones, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết: "Chúng tôi là người đầu tiên chứng minh rằng Chlamydia pneumoniae có thể đi thẳng lên mũi và vào não. Việc này có thể gây ra các bệnh lý giống như bệnh Alzheimer. Các nhà khoa học đã thấy điều này xảy ra trên chuột và bằng chứng cũng có khả năng đáng sợ đối với con người”.

Nghiên cứu ghi nhận tốc độ vi khuẩn xâm chiếm hệ thần kinh trung ương của chuột mất từ 24 đến 72 giờ. Các nhà khoa học cho biết, dây thần kinh khứu giác ở mũi là đường dẫn ngắn đến não cho vi khuẩn và virus.

Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn chưa rõ liệu quá trình này có xảy ra trên người hay không. "Trong tương lai chúng tôi cần thực hiện các nghiên cứu ở người và xác định liệu con đường vi khuẩn xâm nhập có hoạt động tương tự như ở chuột hay không", giáo sư James St John nói.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng muốn xem xét liệu việc tích tụ protein amyloid-beta tăng lên có phải là phản ứng miễn dịch tự nhiên có thể đảo ngược khi tình trạng nhiễm trùng được cải thiện hay không.

Trong khi chờ những nghiên cứu rõ ràng hơn, các nhà khoa học khuyên các bạn nên tránh thói quen ngoáy mũi và nhổ những sợi lông trên mũi của mình.

 
Lê Tuyết (Theo The Sun)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp