Trầm cảm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Mối liên hệ giữa trầm cảm và bệnh tim mạch

Tăng nguy cơ trầm cảm khi thiếu vitamin D

Chánh niệm có thể thay thế thuốc chống trầm cảm trong việc điều trị rối loạn lo âu

Chánh niệm có thể thay thế thuốc chống trầm cảm trong việc điều trị rối loạn lo âu

Buồng trứng đa nang liên quan thế nào tới bệnh trầm cảm?

Nghiên cứu do nhóm chuyên gia thuộc Đại học Johns Hopkins (Mỹ) thực hiện, vừa được công bố trên tập san học thuật của Hiệp hội Tim mạch Mỹ cho biết trầm cảm và bệnh tim mạch có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Nghiên cứu có sự tham gia của hơn 500.000 người ở độ tuổi từ 18-49, trong suốt 3 năm. Kết quả cho thấy những người có từ 1-13 ngày/tháng phải trải qua tình trạng sức khỏe tâm thần kém có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 1,5 lần so với người khác. Còn với nhóm gặp vấn đề tinh thần nhiều hơn, từ 14-30 ngày/tháng thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 2,3 lần người bình thường.

 

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra mối liên hệ giữa trầm cảm và các vấn đề tim mạch không bị ảnh hưởng bởi giới tính hoặc nơi sống (thành thị hay nông thôn).

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 5% dân số thế giới vào năm 2017, ước tính 264 triệu người bị ảnh hưởng bởi trầm cảm.

Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sỹ Yaa A. Kwapong, cho biết: "Trạng thái trầm cảm hoặc buồn bã có thể dễ khiến mọi người chọn cách sống tiêu cực như ăn uống không điều độ, hút thuốc, uống rượu, ngủ ít hơn và không hoạt động thể chất. Đây đều là những hành động bất lợi cho tim".

Ngoài ra, trầm cảm hoặc rối loạn tâm trạng cũng làm tăng hormone gây căng thẳng, khiến cơ thể dễ bị viêm nhiễm, ảnh hưởng đến cân bằng nội môi glucose và lipid. Tất cả điều này đều gây hại cho tim theo thời gian.

Tiến sỹ, bác sỹ Yu-Ming Ni, chuyên gia tại Viện Tim mạch thuộc Trung tâm Y tế Orange Coast (Mỹ) đã đưa ra một ví dụ dễ gặp về tác động sinh lý của trầm cảm đối với tim, chính là hội chứng "trái tim tan vỡ".

Ông mô tả hội chứng "trái tim tan vỡ” là tình trạng xảy ra sau chấn thương nặng và hầu hết bệnh nhân mắc hội chứng này có thể được điều trị thành công.

Cơ chế của hội chứng này vẫn chưa rõ ràng nhưng tiến sỹ Yu-Ming Ni lưu ý sự gia tăng hormone trong hệ thống thần kinh giao cảm có thể xảy ra khi bị dồn nén cảm xúc nghiêm trọng. Ông cũng nghi ngờ điều này có liên quan đến sự gia tăng mức độ cortisol (một hormone chống trầm cảm được tiết ra ở vỏ thượng thận).

Nghiên cứu trên cũng nhấn mạnh đối với những người đang gặp vấn đề về sức khỏe tinh thần, nếu không thể tự vượt qua thì nên sớm tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp từ các bác sỹ, chuyên gia tâm lý và không nên phớt lờ để tránh những hệ quả sức khỏe khó lường.

“Nghiên cứu này làm nổi bật mối quan hệ giữa sức khỏe tinh thần và bệnh tim mạch, đồng thời nó bổ sung thêm tài liệu về tầm quan trọng của sức khỏe tâm lý hay tinh thần trong việc thúc đẩy sức khỏe tim mạch”, tiến sỹ Yaa A. Kwapong nói.

Lê Tuyết (Theo Medical News Today)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp