Ngủ ngáy làm suy giảm chức năng não bộ ở nam giới

Ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ làm gián đoạn giấc ngủ nghiêm trọng

Mối liên hệ giữa chứng ngưng thở khi ngủ và bệnh tim mạch

5 nguyên nhân khiến bạn bị đổ mồ hôi đêm

5 vấn đề sức khỏe liên quan đến chứng ngưng thở khi ngủ

5 cách khắc phục chứng ngưng thở khi ngủ để có giấc ngủ ngon

Ngưng thở khi ngủ là hội chứng rối loạn về hô hấp xảy ra trong khi ngủ. Hậu quả của tình trạng này không giới hạn ở một đêm không ngon giấc và mệt mỏi vào ngày hôm sau. Lưu lượng oxy và máu lên não bị cản trở, có thể làm tổn thương neuron thần kinh, gây hại cho chức năng não bộ ở nam giới tuổi trung niên. Đây là phát hiện của các nhà khoa học Vương quốc Anh, trong một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Frontiers về chuyên ngành về giấc ngủ.

Ngưng thở tắc nghẽn (Obstructive sleep apnea hay OSA) là một dạng ngưng thở khi ngủ thường gặp. Tình trạng ngưng thở làm giảm nồng độ oxy trong máu. Cơ thể bị thiếu hụt oxy sẽ phát đi tín hiệu để não chỉ huy đánh thức phản xạ thở hoạt động trở lại. Biểu hiện thường gặp của OSA là ngáy to và nhiều khi ngủ, mệt mỏi và đau đầu vào buổi sáng hôm sau.

Nghiên cứu theo dõi 27 nam giới độ tuổi từ 35 đến 70, có sức khỏe tốt và chỉ mắc chứng ngưng thở tắc nghẽn. Người tham gia có chỉ số khối cơ thể BMI dưới 30 (tức không béo phì), không hút thuốc, không uống rượu. Số lượng này rất hiếm gặp, bởi người bị ngưng thở khi ngủ thường mắc kèm các bệnh lý như béo phì, đái tháo đường, viêm mạn tính...   

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng, mức độ tỉnh táo, chức năng xử lý thông tin, trí nhớ hình ảnh ngắn hạn và khả năng giao tiếp – cảm xúc của người mắc OSA nặng suy giảm đáng kể.

Ngưng thở khi ngủ với triệu chứng đặc trưng là ngủ ngáy, có thể gây hại cho chức năng não bộ

Ngưng thở khi ngủ với triệu chứng đặc trưng là ngủ ngáy, có thể gây hại cho chức năng não bộ

Khi kết hợp với những bệnh lý tim mạch, huyết áp và rối loạn chuyển hóa khác, tình trạng suy giảm chức năng não bộ càng dễ xảy ra hơn. Nguyên nhân là do nồng độ oxy trong máu thấp, carbon dioxide lại tăng cao liên tục khi ngủ, dẫn đến hiện tượng viêm ở các mô thần kinh.

Các nhà khoa học vẫn chưa hiểu rõ mối quan hệ tương tác này. Tuy nhiên, bằng chứng từ nghiên cứu cho thấy, ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ có thể dẫn đến thay đổi về cấu trúc não bộ, gây suy giảm chức năng nhận thức và kiểm soát cảm xúc. 

Có nhiều phương pháp được chỉ định trong điều trị chứng ngưng thở khi ngủ như: Xây dựng lối sống lành mạnh; Liệu pháp áp lực đường thở dương liên tục; Đeo nẹp hàm… Đặc biệt, những bệnh nhân đang có cơ địa thừa cân, béo phì nên chủ động giảm cân. Nam giới thường xuyên hút thuốc lá; Dùng nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc an thần; Phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh cũng là nhóm đối tượng nguy cơ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ.

 
Quỳnh Trang (Theo Health News)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất