- Chuyên đề:
- Mất ngủ
Nhiều người sống chung với chứng ngưng thở khi ngủ mà không hề hay biết
5 nguyên nhân khiến bạn bị đổ mồ hôi đêm
7 biện pháp tự nhiên khắc phục tình trạng ngưng thở khi ngủ
5 vấn đề sức khỏe liên quan đến chứng ngưng thở khi ngủ
5 cách khắc phục chứng ngưng thở khi ngủ để có giấc ngủ ngon
Triệu chứng ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ (OSA hay ngưng thở khi ngủ) là hiện tượng ngưng thở hơn 10 giây, hay giảm thông khí lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm, kèm triệu chứng ngủ ngáy và ngủ ngày quá mức.
Nguyên nhân là các cơ ở hầu họng thả lỏng khi bạn ngủ, dẫn đến tắc nghẽn hoặc bít hoàn toàn đường thở khi bạn cố gắng hít vào. Não bộ sẽ phản hồi bằng cách đánh thức bạn dậy, kích hoạt lại hoạt động thở. Sau khi hơi thở trở lại bình thường thì quy trình này lại lặp lại, khiến người bệnh chợt tỉnh giấc nhiều lần trong đêm.
80% người mắc chứng ngưng thở khi ngủ không hề hay biết về tình trạng của mình. Tuy nhiên, dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp ở người gặp rối loạn này:
- Đau đầu khi thức dậy vào buổi sáng.
- Buồn ngủ nhiều vào ban ngày. Giảm trí nhớ, giảm độ tập trung do chất lượng giấc ngủ kém, cảm giác khó chịu, bồn chồn.
- Ngủ ngáy, lúc ngủ có khi bị ngạt thở, ngừng thở, dấu hiệu này cần người bên cạnh giúp bạn kiểm tra.
- Thức giấc đột ngột nhiều lần trong đêm với cảm giác như hóc, nghẹn. Trằn trọc, ngủ không ngon giấc.
Ngưng thở khi ngủ gặp nhiều ở nam giới hơn nữ giới. Người cao tuổi, người béo phì, thừa cân có nguy cơ cao gặp rối loạn giấc ngủ này.
Ngưng thở khi ngủ liên quan tới nhiều bệnh lý tim mạch
Các chuyên gia chưa tìm ra cơ chế chính xác giữa bệnh lý tim mạch và chứng ngưng thở khi ngủ. Tuy nhiên, thống kê cho thấy, ngưng thở lúc ngủ do tắc nghẽn rất phổ biến ở người mắc bệnh lý tim mạch khác nhau, bao gồm tăng huyết áp, đột quỵ não, suy tim, bệnh mạch vành và rung nhĩ.
Giả thuyết cho rằng, chứng ngưng thở khiến cơ thể không nhận được đủ oxy và mức độ stress tăng cao hơn bình thường. Trong khi đó, giờ ngủ là lúc cơ thể được nghỉ ngơi, nhịp tim và huyết áp đều giảm xuống.
Chứng ngưng thở khi ngủ kích hoạt hệ thần kinh giao cảm, khiến cơ thể tiết ra hàng loạt hormone dẫn đến tăng huyết áp, tăng nhịp tim khi ngủ. Nếu diễn ra trong thời gian ngắn, tình trạng này không gây hại quá nhiều. Nhưng theo thời gian, trái tim sẽ chịu gánh nặng nghiêm trọng.
Chứng ngưng thở khi ngủ được chứng minh có liên quan tới một số vấn đề tim mạch sau:
- Rung nhĩ: Cứ 4 người bị rung nhĩ (rối loạn nhịp nhĩ nhanh và không đều) sẽ có 3 người mắc chứng ngưng thở khi ngủ.
- Bệnh mạch vành: Chứng ngưng thở khi ngủ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạch vành cũng như nhồi máu cơ tim.
- Đái tháo đường: 50% số bệnh nhân đái tháo đường type 2 bị ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ. Ngoài ra, chứng rối loạn giấc ngủ này làm thiếu hụt oxy và dẫn đến căng thẳng sinh lý, ảnh hưởng đến chuyển hóa glucose và kháng insulin ở người bị đái tháo đường.
- Tăng huyết áp: Có tới 30-50% người mắc tăng huyết áp gặp chứng ngưng thở khi ngủ.
Ngoài ra, người béo phì với mỡ tích tụ ở vùng cổ cũng có nguy cơ ngưng thở khi ngủ cao. Béo phì cũng là yếu tố dẫn đến hàng loạt vấn đề về sức khỏe và tim mạch khác.
Với những nguy cơ trên, người gặp tình trạng ngưng thở khi ngủ nên chủ động thăm khám tại cơ sở y tế uy tín để được can thiệp kịp thời. Máy thở áp lực dương liên tục (CPAP) là một trong những phương pháp hỗ trợ tcho những bệnh nhân bị ngưng thở khi ngủ.
Ngoài điều trị tốt các bệnh lý nền, bạn cũng cần tập thể dục đều đặn, hạn chế rượu bia, duy trì chế độ ăn lành mạnh, giảm cân… để cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Bình luận của bạn