Ngủ thêm giờ giúp bệnh nhân Alzheimer ghi nhớ tốt hơn

Thêm số lượng giờ ngủ mỗi ngày sẽ giúp người bị bệnh Alzheimer cải thiện khả năng ghi nhớ

Trầm cảm, đái tháo đường làm tăng nguy cơ mất trí nhớ

Bất ngờ với 5 nguyên nhân gây mất trí nhớ

Mất trí nhớ vì món nem chạo

Mất ngủ có thể khiến người già bị mất trí nhớ

Để có được kết quả trên, TS. Paul Shaw - Giáo sư Sinh học Thần kinh thuộc Đại học Y khoa Washington và các đồng nghiệp đã tiến hành nghiên cứu trên ba nhóm ruồi giấm – với bộ não có khả năng điều chỉnh giấc ngủ tương tự như người.

Ở mỗi nhóm ruồi, họ đã vô hiệu hóa một loại gene được cho là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề ở bộ nhớ. Tiếp theo, Shaw và các đồng nghiệp đã tăng số lượng giờ ngủ mỗi nhóm ruồi bằng cách sử dụng một trong ba phương pháp: Kích thích các tế bào não có liên quan đến giấc ngủ, tăng sản lượng của một loại protein có trong giấc ngủ và sử dụng một loại thuốc có khả năng mô phỏng hoạt động của một chất hóa học liên quan đến giấc ngủ.

Kết quả cho thấy, nhóm ruồi giấm được ngủ thêm giờ có khả năng ghi nhớ tốt hơn hẳn so với các nhóm ruồi còn lại. Đặc biệt, kết quả này không phụ thuộc vào ba kỹ thuật mà các nhà nghiên cứu đã sử dụng để tăng số lượng giờ ngủ cho ruồi giấm.

TS. Stephane Dissel – đồng tác giả nghiên cứu với Paul Shaw cho biết: “Ngủ thêm giờ không thể giúp các gene bị hư hại hoặc đã chết trong khu vực não có nhiệm vụ lưu trữ ký ức phục hồi và sống trở lại. Tuy nhiên nó lại là cách thức làm chậm quá trình hư hại gene do Alzheimer, từ đó giúp bệnh nhân ghi nhớ được tốt hơn".

Mặc dù chưa thể giải thích chính xác cơ chế đằng sau của phát hiện trên nhưng họ đưa ra giả thiết, thêm số giờ ngủ giúp tăng kết nối các tế bào não có nhiệm vụ ghi nhớ ký ức quan trọng và làm giảm tỷ lệ các kết nối não mã hóa thông tin vô giá trị.

Nhóm nghiên cứu tin rằng phát hiện của họ sẽ mở đường cho các chiến lược điều trị mới cho các bệnh thần kinh ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ ở người, chẳng hạn như bệnh Alzheimer.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Current Biology.

Trong tháng trước, cũng có một nghiên cứu liên quan đến giấc ngủ và khả năng ghi nhớ được công bố trên tạp chí Neurobiology of Learning and Memory. Các nhà khoa học đến từ Đại học Saarland (Đức) cho biết, một giấc ngủ trưa (từ 45 - 60 phút) mỗi ngày giúp tăng khả năng ghi nhớ gấp 5 lần so với người không có thói quen này. Họ giải thích, giấc ngủ ngắn ban ngày tăng số lượng "sleep spindles" trong não, từ đó giúp vùng hippocampus - đóng một vai trò quan trọng trong việc củng cố trí nhớ - tăng hiệu suất làm việc hiệu quả.
M.Hiếu H+ (Theo Medicalnew)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh