Mất ngủ có thể khiến người già bị mất trí nhớ

Giấc ngủ sâu luôn là điều cần thiết cho não bộ để bấm nút ghi và lưu trữ những ký ức

Mất ngủ làm tăng nguy cơ chết sớm cho nam giới?

Mất ngủ: Cẩn trọng khi dùng thuốc an thần

Các bước "vệ sinh giấc ngủ"

Mất ngủ - nỗi lo của phụ nữ tiền mãn kinh

Vì sao bạn bị mất ngủ?

Mất ngủ đóng góp đáng kể vào việc giảm trí nhớ ở người già?

Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Neuroscience, 36 thanh niên và người lớn tuổi có sức khỏe bình thường đã được mời để tham gia thí nghiệm về ảnh hưởng của giấc ngủ tới trí nhớ. Các nhà nghiên cứu thường xuyên kiểm tra trí nhớ của từng người tham gia sau mỗi sáng ngủ dậy.

GS. Matthew Walker - Nhà nghiên cứu về giấc ngủ và hình ảnh học thần kinh tại trường Đại học California (Mỹ), cho biết: "Chất lượng của giấc ngủ sâu của đêm hôm trước ở những người tham gia thí nghiệm đều ảnh hưởng tới năng lực phán đoán và trí nhớ của họ vào những ngày tiếp theo. Những người lớn tuổi tham gia thí nghiệm mà bị mất ngủ chỉ thực hiện được 55% trong một bài kiểm tra trí nhớ, trong khi đó, người trẻ tuổi hơn dù cũng bị mất ngủ như họ nhưng lại có kết quả cao hơn".

"Càng lớn tuổi thì tình trạng mất ngủ càng trầm trọng", GS Walker cho hay

Nghiên cứu cho thấy rằng một phần đặc biệt của bộ não cho thấy sự giảm sút khi con người già đi và nó được liên kết trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ. Những người bị giảm sút đều bị mất ngủ vào đêm hôm trước.

"Có ba yếu tố đã được biết đến là khi bạn già đi sẽ: Bị mất trí nhớ, mất ngủ và bị suy thoái não. Chúng tôi muốn tìm hiểu xem ba điều này là riêng biệt hay là có sự liên quan tới nhau", GS. Walker nói.

Các nhà nghiên cứu đã thiết lập một mối quan hệ giữa suy thoái não ở người già với sự giảm chất lượng của giấc ngủ và phát hiện thiếu ngủ, mất ngủ có sự liên hệ trực tiếp đến mất trí nhớ.

TS Simon Ridley - Trưởng phòng Nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Alzheimer, Tổ chức từ thiện nghiên cứu bệnh mất trí nhớ hàng đầu của Vương quốc Anh, nhận định: "Nghiên cứu trên tuy quy mô nhỏ nhưng lại làm rõ được mối liên hệ giữa những sự thay đổi về cấu trúc trong não, chất lượng giấc ngủ và trí nhớ ở tuổi già. Cần phải tiếp tục nghiên cứu để xác định được bản chất của mối liên hệ này".

Một nghiên cứu trên 2.000 người cao tuổi ở Italia năm 2009 cho thấy: 13,5% các cụ tuổi 80 - 84 gặp vấn đề về trí nhớ, trong khi 30,8% người tuổi 85 - 89 mắc tình trạng này; 52,8% cụ trên 94 tuổi bị suy giảm trí nhớ. Còn tại Việt Nam, một khảo sát của Bộ Y tế cho thấy đối với gần 1.000 người ở độ tuổi ngoài 60 tuổi ở Hà Nội thì cứ sau 5 năm, tỷ lệ bệnh nhân suy giảm trí nhớ tăng 1,5 - 2 lần.

Vì vậy, các nhà nghiên cứu hy vọng, bằng cách kích thích giấc ngủ sâu hơn có thể tăng cường bảo trì bộ nhớ ở người già và tới một ngày không xa sẽ có thể cung cấp một phương pháp điều trị mới để giúp hạn chế những ảnh hưởng của bệnh mất trí nhớ.

Nguyên nhân mất ngủ ở người cao tuổi

Tuổi càng cao, nguy cơ mất ngủ càng lớn

Cơ thể bị lão hóaKhi tuổi tác càng cao, các chức năng trong cơ thể đều bị suy giảm, đặc biệt là hệ thần kinh trung ương và ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ. Lúc này, melatonin – một hormone có vai trò điều hòa nhịp thức – ngủ cũng suy giảm đến mức tối thiểu làm cho người già thường xuyên bị mất ngủ, nhiều trường hợp còn bị mất ngủ kinh niên.

Bệnh lý gây rối loạn giấc ngủ: Có rất nhiều loại bệnh gây rối loạn giấc ngủ ở người già: Đau xương khớp, loãng xương, các bệnh về hô hấp, suy tim... khiến người bệnh đau đớn tỉnh giấc và khó ngủ lại.

Rối loạn tâm thầnBệnh trầm cảm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi. Ước tính có đến 30% người già mắc bệnh này. Trầm cảm khiến bệnh nhân hay ngủ ngày nên buổi tối khó ngủ và hay bị thức giấc sớm. Một vài bệnh nhân dễ bị kích động nên rất khó ngủ. Bên cạnh đó những lo lắng quá mức, sa sút trí tuệ cũng khiến người cao tuổi rơi vào trạng thái khó ngủ.

Môi trường sốngKhông khí ô nhiễm, nhiều tiếng ồn, nhà quá chật chội, đông người hay có nhiều ánh sáng trắng lọt vào phòng cũng trở thành một trong những nguyên nhân gây bệnh mất ngủ ở người già.

Chế độ ăn uốngChế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, thừa đạm và nhiều chất béo hoàn toàn không tốt cho sức khỏe và giấc ngủ của người có tuổi. Bên cạnh đó việc sử dụng các thực phẩm chứa chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê hay sâm cùng các chế phẩm của sâm cũng tác động xấu đến chất lượng giấc ngủ người già.

Biện pháp điều trị không cần dùng thuốc chữa mất ngủ

Nhiều người cao tuổi vì không ngủ được đã tìm đến thuốc an thần mà không lường hết được hậu quả. Bà Sophie Billioti de Gage - trường Đại học Bordeaux (Pháp) cho biết: "Việc sử dụng thuốc ngủ và thuốc trị rối loạn lo âu trong thời gian dài có thể dẫn tới hội chứng suy giảm trí nhớ Alzheimer. Mà căn bệnh này tới ngày nay vẫn chưa có thuốc chữa".

Chính vì vậy, các bệnh nhân bị mất ngủ nên xem xét lại cách sử dụng thuốc trước khi nếm phải "trái đắng", thay vào đó hãy sử dụng các phương pháp có được giấc ngủ ngon mà không cần dùng thuốc an thần.

Giấc ngủ sâu làm cho người cao tuổi minh mẫn và khỏe mạnh hơn

Khi tìm hiểu được nguyên nhân của chứng mất ngủ sẽ giúp cho bệnh nhân dễ dàng tìm được cách điều trị, khắc phục. Nhìn chung, để ngủ ngon, ngủ sâu, người cao tuổi nên chú ý điều chỉnh chế độ sinh hoạt cho phù hợp: Loại bỏ những nguyên nhân chủ quan gây mất ngủ, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, tránh ngủ ngày, chú ý chế độ ăn uống. Bệnh nhân nên sử dụng thảo dược thay thế cho thuốc an thần do thảo dược an toàn, không gây tác dụng phụ và không gây nghiện.

Từ hàng trăm năm nay, thảo dược nữ lang đã được sử dụng để trợ giúp cho giấc ngủ của con người. Cây nữ lang có hoạt chất chính là các iridoid este (valepotriate) và sesquiterpene (acid valerenic) có khả năng gắn kết vào thụ thể GABA (acid neurotransmitter gamma aminobutyric) - acid đảm bảo duy trì hoạt động bình thường của não đặc biệt là các neuron thần kinh. GABA đóng vai trò quan trọng trong việc giảm bớt sự hoạt động của neuron thần kinh, ức chế sự lan truyền của tế bào dẫn truyền, ngăn chặn căng thẳng và bất an đến vùng thần kinh trung ương giúp cơ thể thư giãn, an thần và ngủ ngon.

Goldream giúp ngủ ngon, không mệt mỏi vào buổi sáng

Công dụng: Hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu; Giúp đem lại giấc ngủ tự nhiên, cải thiện chất lượng giấc ngủ do căng thẳng, suy nhược thần kinh, stress; Giúp an thần, giảm stress và căng thẳng thần kinh.

** Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.



Thanh Hà H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh