Giấc ngủ trưa là một trong những cách để chúng ta hồi phục lại năng lượng và duy trì sự tỉnh táo.
Giấc ngủ trưa hiệu quả nên kéo dài bao lâu?
Ngủ quá 9 tiếng/đêm và ngủ trưa nhiều làm tăng nguy cơ đột quỵ
8 mẹo để có giấc ngủ trưa chất lượng, giúp bạn thấy tỉnh táo hơn
Ngủ trưa bao lâu là tốt?
Ngủ trưa quá nhiều tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp và đột quỵ
Nghiên cứu mới đây được đăng trên tạp chí Hypertension (thuộc Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ) đã chỉ ra rằng những người thường xuyên ngủ trưa kéo dài có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp cao hơn 12%. và nguy cơ đột quỵ cao hơn 24% so với những người không hoặc thỉnh thoảng ngủ trưa.
Một nghiên cứu dựa trên dữ liệu về thói quen ngủ và tiền sử bệnh của gần 360.000 người Anh, độ tuổi từ 40-69 cho thấy trong suốt 4 năm, nếu một người dưới 60 tuổi ngủ trưa hầu hết các ngày trong tuần sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp lên 20% so với những người không bao giờ hoặc hiếm khi ngủ trưa.
Kết quả của nghiên cứu trên vẫn đúng ngay cả khi các nhà nghiên cứu đã loại trừ những người có nguy cơ cao bị tăng huyết áp, chẳng hạn như những người vốn mắc sẵn bệnh tiểu đường type 2, huyết áp cao, cholesterol trong máu cao, những người bị rối loạn giấc ngủ và những người thường xuyên phải làm ca đêm.
Tiến sĩ Phyllis Zee, Giám đốc Trung tâm y học về Giấc ngủ và Mạch máu tại Trường Y Feinberg (thuộc Đại học Northwestern, Chicago, Mỹ), cho biết: “Kết quả của nghiên cứu chứng minh rằng ngủ trưa nhiều hơn làm tăng tỷ lệ mắc tăng huyết áp và đột quỵ sau khi đã xem xét và loại trừ các biến số có liên quan đến nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ”.
Michael A. Grandner, nhà nghiên cứu giấc ngủ, người không tham gia vào nghiên cứu này nhận định việc ngủ trưa không có hại, song nó sẽ gây hại khi mọi người ngủ quá nhiều vào buổi trưa dẫn đến khó ngủ, làm rối loạn giấc ngủ vào buổi tối. Theo ông, hầu hết những người ngủ trưa dài có liên quan mật thiết đến việc không ngủ đủ giấc vào ban đêm.
Ngủ trưa bao nhiêu lâu là đủ ?
Do công trình nghiên cứu vẫn còn nhiều hạn chế như không có thông tin về tổng thời gian ngủ trưa của những người tham gia. Vì vậy các nhà nghiên cứu không có dữ liệu khách quan về tần suất hoặc chất lượng của giấc ngủ ngắn này.
Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, cho dù bạn có ngủ trưa hay không, ngủ đủ giấc vào ban đêm là một yếu tổ quan trọng đối với sức khỏe tim mạch. Theo các nhà thần kinh học, hầu hết người lớn nên ngủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi ngày. Các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng thiếu ngủ liên quan đến cholesterol cao và cao huyết áp.
Bên cạnh đó, nếu bạn không có được một giấc ngủ trọn vẹn vào buổi tối, giấc ngủ trưa ngắn là thứ bạn cần để có thể “sạc” lại năng lượng. PGS.TS Raj Dasgupta, chuyên gia về giấc ngủ tại Trường Y khoa Keck thuộc Đại học Nam California cho biết: “Một giấc ngủ trưa ngắn từ 15 đến 20 phút trong khoảng thời gian từ 12 giờ trưa đến 2 giờ chiều sẽ là tốt nhất để lấy lại năng lượng nếu bạn đang thiếu ngủ”.
Tuy nhiên, PGS Dasgupta cũng chỉ ra rằng nếu bạn mắc chứng mất ngủ mạn tính, bạn không nên ngủ trưa vì điều này có thể khiến chứng mất ngủ của bạn trở nên trầm trọng hơn.
Nói chung, bạn không nên ngủ trưa quá 30 phút mỗi ngày. Bởi ngủ trưa hơn 30 phút sẽ khiến cơ thể con người đạt trạng thái ngủ sâu nhưng không hoàn thiện. Khi đó có thể dễ dàng bị tỉnh đột ngột và xuất hiện tình trạng mệt mỏi, uể oải. Đặc biệt, ngủ trưa quá lâu còn có thể gây ảnh hưởng tới giấc ngủ vào ban đêm, gây ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Bình luận của bạn