Nhiều nguyên liệu có trong thực phẩm đóng gói không tốt với sức khỏe
Phụ gia thực phẩm không nguồn gốc, hiểm họa rình rập
Nhãn thực phẩm có những thành phần này phải tránh ngay
Công bố 12 chất phụ gia thực phẩm độc hại hàng đầu
Tiềm ẩn nguy hiểm trong thực phẩm hàng ngày từ những chất phụ gia
Dầu thực vật
Dầu thực vật được sử dụng trong các sản phẩm đóng gói sẵn có thể chứa một lượng lớn các chất béo không bão hòa đa và acid béo omega-6. Khi dùng quá nhiều thực phẩm đóng gói có chứa dầu thực vật, có thể gây ra mất cân bằng acid béo omega-3 trong cơ thể.
Chất tạo ngọt nhân tạo làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 vì nó ngọt gấp 700 lần đường tự nhiên.
Chất tạo ngọt nhân tạo có thể khiến bạn mắc nhiều căn bệnh
Bơ thực vật
Bơ thực vật được làm từ dầu thực vật và chứa nhiều chất béo bão hòa làm tăng nguy cơ tắc nghẽn động mạch, đái tháo đường, bệnh tim và béo phì.
Màu thực phẩm
Màu thực phẩm nhân tạo có thể chứa các hóa chất độc hại có thể gây ung thư và kích thích sự tăng động ở trẻ em. Nếu nấu ăn tại nhà, thay vì dùng màu thực phẩm, bạn có thể dùng màu tự nhiên như nước củ cải đường, bắp cải đỏ, bắp cải tím...
Chất điều vị (MSG)
Chất điều vị có nhiều tên như maltodextrin, natri caseinate, men tự chế, protein thực vật thủy phân, chiết xuất men, acid citric... MSG được tìm thấy trong các thực phẩm đóng hộp, gia vị tổng hợp, mì gói, đồ uống dành cho người ăn kiêng, xúc xích... Chất điều vị có thể dẫn đến béo phì, hội chứng chuyển hóa và đái tháo đường type 2.
Chất điều vị có thể khiến bạn bị béo phì
Đường trái cây
Đường trái cây là chất tạo ngọt nhân tạo có trong các thực phẩm chế biến sẵn như bánh mì, sữa chua trái cây, nước sốt salad, các loại nước ngọt đóng chai... Đường trái cây làm tăng mức cholesterol có thể khiến bạn bị béo phì và đái tháo đường.
Bơ đậu phộng
Nhiều loại bơ đậu phộng chế biến sẵn trên thị trường hiện nay có chứa các loại dầu thực vật được hydro hóa làm tăng mức cholesterol của bạn. Bạn có thể sử dụng bơ đậu phộng tự nhiên sẽ tốt hơn cho sức khỏe.
Bơ đậu phộng làm tăng cholesterol dẫn tới các bệnh tim mạch
Sữa chua có vị
Ngày nay, nhiều loại sữa chua có vị được sử dụng để bù đắp cho việc thiếu chất béo nhưng bạn không biết rằng nó chứa nhiều đường hơn một chiếc kẹo. Khi dùng sữa chua có hương vị, bạn có thể giảm được lượng chất béo nhưng vô tình ăn nhiều đường hơn cần thiết.
Sữa đặc
Sữa đặc là một thực phẩm phổ biến trong các món ăn kèm. Một ly sữa đặc có thể chứa 22gr đường và 45mgr natri, nhiều hơn nhu cầu dinh dưỡng trong một ngày của bạn nhưng không có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như sữa nguyên chất và sữa thực vật.
Bình luận của bạn