Nguy hiểm tiềm ẩn khi lấy giấy báo gói thức ăn

Nguy cơ nhiễm độc chì khi ăn thực phẩm gói trong giấy báo

Nhiễm độc kim loại nặng nguy hiểm thế nào, có triệu chứng gì cảnh báo?

Cảnh báo nhiễm độc thủy ngân do dùng kem làm trắng da "thần tốc"

Lượng chì trong mặt đất có thể cảnh báo nguy cơ phơi nhiễm chì ở trẻ em

7 dấu hiệu cảnh báo gan bị nhiễm độc

Nhiễm độc chì trong giấy báo

Giấy báo dù in màu hay in trắng đen cũng đều dùng mực in. Khi dùng để gói thức ăn, mực và những hóa chất có hại trên giấy báo có thể ngấm vào đồ ăn, dẫn đến một số vấn đề tiêu hóasức khỏe tiềm ẩn, đặc biệt ở trẻ em khi cơ thể vẫn đang phát triển.

Trong mực in có hợp chất của chì, nhiễm độc chì có thể gây biến đổi gen của tế bào tác động đến quá trình di truyền của cơ thể. Chì còn gây độc đối với hệ thần kinh, với các cơ quan nội tạng như gan, thận, não, máu... Chất độc của chì không bị phân giải trong nước, không bị oxy hóa, nên một khi đã vào cơ thể sẽ được các tổ chức như mỡ, não, gan... hấp thu và tồn trữ lại, rất khó thải ra ngoài.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, giấy in sử dụng mực in có hàm lượng muối chì cao, dễ hòa tan vào trong dung môi nước hay chất béo (dầu, mỡ) trong quá trình gói thực phẩm (mực in sẽ hòa tan trong thực phẩm). Sử dụng thức ăn chín được bao gói bằng loại giấy này vô hình trung người tiêu dùng tự "rước" chất độc (chì) vào cơ thể.

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, không chỉ giấy in, giấy báo có chữ, mà ngay cả giấy trắng được sử dụng để bao gói thực phẩm cũng gây nguy hiểm cho người dùng. Lý do là bởi trong quá trình sản xuất giấy, người ta cho vào đó chất tẩy rửa. Chất này, sau khi tiếp xúc với thực phẩm sẽ gây ra các phản ứng có hại, chất độc hại sẽ lưu lại trên thực phẩm. Nếu ăn những loại thực phẩm đó trong thời gian dài, người dùng có thể bị ngộ độc.

Nhiễm khuẩn

Giấy báo không vô trùng và có thể chứa vi khuẩn, ký sinh trùng có hại và bụi bẩn. Giấy báo lại là chất liệu dễ thấm hút, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, ký sinh trùng bám dính và phát triển. Thức ăn khi tiếp xúc với các vi khuẩn này có thể dẫn đến các bệnh do thực phẩm, tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa, đặc biệt thận trọng với trẻ em có hệ miễn dịch yếu.

Việc bao gói thực phẩm bằng giấy báo không chỉ mất vệ sinh mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ với sức khỏe. Nguy hiểm là các triệu chứng nhiễm độc do hóa chất trong giấy báo thường không xảy ra tức thì, mà ngấm dần vào cơ thể và biểu hiện về lâu dài. Đây cũng là lý do khiến nhiều người không thấy được tác hại của việc này, nên vẫn vô tư sử dụng giấy báo để gói thức ăn.

Vì vậy, người tiêu dùng phải cương quyết nói không khi người bán hàng bao gói thực phẩm trong các loại giấy trên. Người bán hàng phải sử dụng những loại giấy gói thực phẩm không in chữ, được cơ quan chức năng quy định sử dụng trong thực phẩm. Thay vì dùng giấy báo, nên thay thế bằng một số loại lá cây trồng có sẵn để bao gói thực phẩm, vừa an toàn vừa thân thiện với môi trường như lá chuối, lá dong, lá sen...

 
Nguyễn Thanh (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ