Cách cải thiện tình trạng gót chân nứt nẻ

Gót chân cần được làm sạch và cấp ẩm kịp thời để ngăn ngừa hiện tượng khô nẻ

Tẩy tế bào chết vật lý: Khi nào không nên dùng?

4 lưu ý chăm sóc da mùa Thu - Đông

Lưu ý chăm sóc da trước và sau tập luyện

Mách bạn cách chăm sóc da cổ và ngực khỏe đẹp

BS Gabriel Sciallis – khoa Da liễu, hệ thống Mayo Clinic trả lời:

Da vùng gót chân thô ráp, nứt nẻ là tình trạng thường gặp trong mùa Đông. Có một vài biện pháp bạn có thể thực hiện tại nhà để giảm tình trạng khô nẻ, đồng thời làm lành vùng da gót chân. Bạn cũng có thể loại bỏ da chết ở gót chân an toàn, miễn là thao tác nhẹ nhàng.

Gót chân bị khô nẻ khi làn da quanh gót bị khô, dày sừng. Áp lực lên gót chân khi bạn đi lại sẽ khiến da dễ bị nứt. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ nứt nẻ gót chân gồm: Béo phì, cơ địa da khô, do đi giày dép hở gót… Thời tiết lạnh, khô của mùa Đông góp phần gây ra tình trạng gót chân khô nẻ. Ngâm chân trong nước quá nóng, lạm dụng xà phòng và chất tẩy rửa cũng dễ làm da mất đi độ ẩm cần thiết.

Hiện tượng khô và nứt vùng da gót chân gây khó khăn, đau nhức

Hiện tượng khô và nứt vùng da gót chân gây khó khăn, đau nhức

Da chân nứt nẻ còn có thể là triệu chứng do eczema, vảy nến. Chị em sau mãn kinh còn có nguy cơ mắc bệnh dày sừng – tình trạng rối loạn ngoài da khiến da khô, xuất hiện vết nứt đau đớn trong lòng bàn chân và nhiều vị trí khác. Trong trường hợp này, dùng kem bôi estrogen ngoài da có thể hỗ trợ giúp da nhanh lành.

Để khắc phục, trước hết bạn nên chọn các loại giày, tất vừa vặn, có thể nâng đỡ chân. Người béo phì nên cân nhắc giảm cân để giảm bớt áp lực lên gót, từ đó giảm tình trạng nứt nẻ.

Hàng ngày, bạn nên thường xuyên dưỡng ẩm cho da, đặc biệt là trong vòng 10 phút sau khi tắm. Thoa ngay kem dưỡng ẩm lên da giúp khóa lại độ ẩm, ngăn ngừa tình trạng khô nẻ. Bạn nên dùng sản phẩm chứa lanolin, sáp dầu khoáng, glycerin, ceramide, acid lactic…

Khi tắm, nên dùng xà phòng nhẹ dịu, tắm nước ấm (không tắm nước nóng), hoặc ngâm chân trong nước 20 phút. Bạn cũng có thể dùng bông tắm hoặc miếng chà chân để loại bỏ đi tế bào da chết tích tụ ở gót nhân. Lưu ý không nên chà xát quá mạnh, đồng thời cần rửa sạch, phơi khô bông tắm sau mỗi lần sử dụng.

Sau đó, dùng khăn sạch vỗ nhẹ cho bớt nước, rồi thoa dưỡng ẩm ngay lên chân. Đừng quên dùng kem dưỡng ẩm trước khi đi ngủ, sau đó đi tất để ngăn làn da mất đi độ ẩm.

Nếu các biện pháp trên không đem lại hiệu quả, hoặc gót chân bị sưng viêm, bạn nên đi khám bác sĩ, chuyên gia da liễu. Trong một số trường hợp, da chân khô, nứt nẻ có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như đái tháo đường. Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc mỡ, kem dưỡng ẩm mạnh hơn để giảm viêm; Hoặc đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

 
Quỳnh Trang (Theo Mayo Clinic)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bác sỹ ơi