- Chuyên đề:
- Bí quyết giảm cân
Da dư thừa ở vùng bụng thường xuất hiện khi giảm nhiều cân nặng hoặc sau sinh
Ăn cơm có làm bạn thêm “béo bụng”?
Vitamin D giúp hạ huyết áp ở người cao tuổi béo phì?
Béo phì làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh tật, làm sao để phòng ngừa?
Podcast: Tiêm tan mỡ không giảm béo mà còn thêm bệnh
Nguyên nhân đằng sau “chiếc bụng tạp dề”
Phần da bụng chảy xệ còn được gọi là “bụng tạp dề”, cơ bản là mỡ và da dư thừa tạo thành một vạt treo xuống từ bụng dưới. Thuật ngữ y khoa panniculus được dùng để chỉ tình trạng này.
Theo chuyên gia phẫu thuật chỉnh hình William Van Niekerk, Phòng khám tư nhân Harley Street (Vương quốc Anh), chiếc bụng này xuất hiện sau khi giảm cân đáng kể hoặc sau khi sinh con. Phần da bụng mất đi độ đàn hồi, nên không thể co lại dù cân nặng đã giảm.
Mức độ chảy xệ của da bụng có thể dao động từ vài cm, đến dài xuống đùi và đầu gối. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng này gồm:
Giảm béo ngoạn mục
Người béo phì, thừa cân thường có vòng bụng to và nhô về phía trước. Sau khi giảm một khoảng cân nặng đáng kể, vùng da thừa bị kéo căng lâu ngày sẽ mất đi khả năng đàn hồi. Do tác động của trọng lực, da sẽ chảy xệ, tạo thành hiệu ứng trông như đeo tạp dề.
Chuyên gia Van Niekerk cho hay, giảm cân nhanh không làm tăng nguy cơ chùng da bụng. Nam giới cũng có thể gặp tình trạng này sau khi giảm béo.
Một số chị em tăng cân đáng kể trong thai kỳ, nhưng chủ yếu là cân nặng của thai nhi cùng một lượng lớn nước ối trong tử cung. Da bụng bị kéo căng đến mức nhất định sẽ mất khả năng co lại hoàn toàn và trở nên chùng nhão.
Sinh mổ
Sinh mổ C-section là cách phẫu thuật lấy thai bằng một vết rạch trên bụng mẹ và trên tử cung. Theo chuyên gia Van Niekerk, sẹo mổ tạo nên một ranh giới trên dưới rõ ràng ở đáy bụng, khiến bất cứ phần mỡ và da nào ở trên vết sẹo rủ xuống như một chiếc tạp dề. Ngay cả khi chị em về dáng nhanh chóng sau sinh, vết sẹo này vẫn có thể tồn tại, khiến các bà mẹ thêm mệt mỏi.
Da bụng chảy xệ có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Không chỉ là vấn đề thẩm mỹ, tình trạng da bụng chảy xệ tiềm ẩn nhiều nguy cơ sau:
Mỡ bụng dư thừa
Người có nhiều mỡ thừa tích tụ ở vòng eo có nguy cơ mắc đái tháo đường type 2, bệnh tim mạch, ung thư, thậm chí là Alzheimer và Parkinson cao hơn. Phần da chùng trước bụng cũng có thể chứa phần mỡ bụng cứng đầu khó giảm.
Phần da bụng gấp nếp và chùng nhão gây khó khăn cho việc vệ sinh thân thể, dễ tích tụ mồ hôi và gây ra hăm kẽ, nấm da.
Tư thế
Theo chuyên gia Van Niekerk, nhiều người không nhận ra phần da thừa ở bụng nặng nề như thế nào. Về lâu dài, chúng có thể kéo cơ thể chúi người về phía trước, gây đau lưng cũng như bất tiện khi di chuyển, vận động.
Biện pháp xử lý da bụng chảy xệ
Dinh dưỡng và vận động
Bạn có thể thu nhỏ phần nào vòng eo thông qua chế độ ăn uống và tập thể dục, tuy nhiên phần da thừa sẽ vẫn còn đó.
Các chuyên gia vẫn khuyến nghị thực hiện biện pháp giảm cân lành mạnh bằng cách cắt giảm calo, ăn nhiều rau củ và protein để giảm mỡ bụng và mỡ toàn thân. Bạn cũng nên kết hợp các bài tập cardio và kháng lực để cải thiện tư thế và thể lực. Đây cũng là nền tảng duy trì thể trạng tốt, chuẩn bị cho các phương pháp điều trị khác.
Tuy không bài tập nào có thể tác động hay thu nhỏ phần da thừa ở bụng, bạn có thể thực hiện các bài tập bụng và cơ cốt lõi để cải thiện tư thế. Một vài gợi ý gồm plank, động tác leo núi kết hợp tập tạ 2 lần/tuần.
Biện pháp không xâm lấn
Công nghệ đông hủy mỡ (CoolSculpting) được áp dụng để giảm mỡ thừa không xâm lấn. Tế bào mỡ sẽ được đông lạnh kết tinh, từ đó sẽ phân hủy và được cơ thể thải ra ngoài sau vài tuần. Phương pháp này có thể giảm tới 27% lượng mỡ tại khu vực mong muốn, đem lại hiệu quả cho da thừa sau sinh mổ hoặc dạng mỡ bụng cứng đầu. Tuy nhiên, đông hủy mỡ không có tác dụng với người có nhiều da chảy xệ.
Phẫu thuật
Cách hiệu quả nhất để loại bỏ hoàn toàn phần da bụng chảy xệ, chùng nhão là phẫu thuật cắt da thừa. Vị trí đường rạch cắt phụ thuộc nhiều vào lượng da. Đây là một dạng phẫu thuật đòi hỏi gây mê và tiềm ẩn nhiều biến chứng, chống chỉ định với người có bệnh lý nền, béo phì, rối loạn đông máu… Người bệnh cần tìm đến bệnh viện uy tín, thăm khám với bác sĩ để được tư vấn kỹ càng trước khi quyết định phẫu thuật cắt da thừa.
Bình luận của bạn