Nguyên nhân lượng đường trong máu tăng giảm đột ngột

Tìm hiểu lý do đường huyết tăng giảm đột ngột giúp kiểm soát biến chứng đái tháo đường

Vì sao không nên ăn quá nhiều xoài?

5 thói quen trước khi ngủ giúp kiểm soát đường huyết mùa Hè

Người bệnh đái tháo đường có ăn xoài được không?

Đường huyết 10mmol/L, tê bì tay chân không đỡ chữa thế nào?

Với người mắc đái tháo đường, việc kiểm soát đường máu là rất quan trọng để ngăn ngừa nguy cơ bệnh thận, tổn thương thần kinh, các vấn đề về mắt, đột quỵ và bệnh tim. Tìm hiểu lý do đằng sau sự dao động của đường huyết giúp bạn chủ động phòng ngừa các biến chứng.

Bệnh đái tháo đường có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác nhau do lượng đường trong máu luôn dao động. Những biến chứng này có liên quan đến sự tích tụ của các sản phẩm glycat hóa bền vững (AGEs) và stress oxy hóa trong cơ thể. AGEs là những hợp chất có hại xuất hiện trong máu khi protein hoặc chất béo tương tác với đường.

Lượng đường trong máu cao dẫn đến các triệu chứng buồn nôn, nôn hoặc khó thở. Trong khi đường trong máu giảm có thể dẫn đến mất phương hướng, chóng mặt, mờ mắt, co giật, bất tỉnh, thậm chí tử vong.

Nguyên nhân lượng đường trong máu tăng đột ngột

Ít hoạt động thể chất

Tập thể dục thường xuyên giúp cơ bắp sử dụng glucose hiệu quả hơn, do đó làm giảm lượng đường trong máu. Nếu không tập thể dục đều đặn, cơ thể sẽ gặp khó khăn trong quản lý đường huyết, dẫn đến mức đường huyết cao hơn. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), ăn uống điều độ, tập thể dục thường xuyên, tuân thủ thuốc điều trị và đo lượng đường trong máu thường xuyên đều giúp duy trì mức đường trong phạm vi lành mạnh.

Căng thẳng và thay đổi nội tiết tố

Khi stress, cơ thể tiết ra các hormone chống lại căng thẳng như cortisol có thể làm tăng đường trong máu. Tương tự, sự thay đổi các hormone nội tiết tố (như những thay đổi trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc mãn kinh) có thể ảnh hưởng đến độ nhạy insulin và dẫn đến sự dao động lượng đường trong máu.

Thực phẩm giàu carbohydrate

Ăn thực phẩm giàu carbohydrate như đồ ngọt, ngũ cốc tinh chế, thực phẩm nhiều tinh bột có thể làm đường trong máu tăng nhanh chóng. Những carbohydrate nhanh chóng bị phân hủy thành glucose khiến đường huyết tăng đột ngột.

Mất nước

Lượng đường trong máu có thể tăng khi bạn bị mất nước. Điều này là do khi nước trong cơ thể ít hơn, lượng đường trong máu sẽ cô đặc hơn.

Nguyên nhân lượng đường trong máu giảm đột ngột

Uống quá nhiều rượu

Rượu làm giảm khả năng giải phóng glucose dự trữ của gan, khiến lượng đường trong máu thấp. Ngoài ra, uống quá nhiều rượu có thể làm giảm khả năng phán đoán và cản trở việc nhận biết các triệu chứng đường trong máu thấp.

Bỏ bữa

Các bữa ăn cân bằng và đều đặn giúp duy trì sự ổn định của lượng đường trong máu. Bỏ bữa hoặc trì hoãn bữa ăn trong thời gian dài khiến đường huyết giảm mạnh.

Hoạt động thể chất quá mức

Tập thể dục cường độ cao mà không có kế hoạch hoặc sự điều chỉnh thích hợp trong ăn uống và sử dụng thuốc (nếu có) là nguyên nhân khiến đường huyết giảm nhanh chóng. Điều này là do hoạt động thể chất làm tăng sự hấp thu glucose của cơ bắp, nếu tập luyện không kiểm soát, kết hợp với tác dụng của thuốc, sẽ làm hạ đường huyết.

 
Nguyễn Thanh (Theo Onlymyhealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Huyết học