Rụng tóc do di truyền (androgenetic alopecia) là nguyên nhân phổ biến nhất gây hói ở cả nam và nữ
Mẹo làm đẹp giúp người bị rụng tóc từng mảng lấy lại tự tin
Giải đáp thắc mắc chung của chị em tuổi mãn kinh
Nguyên nhân nào khiến tóc rụng ngày càng nhiều?
Phụ nữ trên 50 tuổi ngăn ngừa rụng tóc bằng cách nào?
Yếu tố chi phối hói đầu ở nam giới và nữ giới
Hói đầu còn được biết đến với các tên gọi khác như rụng tóc do nội tiết tố (androgenetic alopecia), rụng tóc kiểu nam, rụng tóc kiểu nữ, rụng tóc lan tỏa ở phụ nữ, hay rụng tóc do di truyền.
Thống kê tại Mỹ cho thấy khoảng 1/3 phụ nữ bị rụng tóc trong đời. Ở độ tuổi sau mãn kinh, tỷ lệ này lên đến 2/3. Đối với nam giới, cứ 3 người sẽ có 2 người bị hói đầu kiểu nam.
Hói đầu ở nam và nữ đều diễn ra theo một “mẫu hình” tương đối dễ đoán. Ở nam giới, tóc thường rụng chủ yếu ở phần đỉnh đầu và hai bên trán (hói chữ M). Trong khi đó, phụ nữ thường rụng tóc ở đỉnh đầu, với biểu hiện rõ nhất là đường ngôi giữa thưa dần.

Hói đầu chữ M bắt đầu từ hai bên trán rồi lan dần lên đỉnh đầu là đặc trưng của hói kiểu nam
Một điểm khác biệt là về tác động tâm lý - xã hội của tình trạng hói đầu. Các nhà khoa học thấy rằng hói đầu chỉ tác động đến chất lượng cuộc sống của nam giới ở mức nhẹ đến trung bình. Thậm chí, nam giới hói đầu do di truyền còn có sức khỏe tâm thần tốt hơn so với nhóm không bị hói.
Ngược lại, đối với phụ nữ, nhiều nghiên cứu ghi nhận rằng tình trạng rụng tóc thường đi kèm với các dấu hiệu trầm cảm và stress kéo dài.
Các nguyên nhân gây hói đầu ở nam và nữ gồm:
- Di truyền: Rụng tóc do nội tiết tố liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền. Càng có nhiều người trong gia đình bị rụng tóc, hói sớm thì khả năng bạn cũng gặp phải tình trạng này càng cao. Dù vậy quan điểm cho rằng hói đầu chỉ di truyền từ phía mẹ là một lầm tưởng. Các gene gây rụng tóc nằm trên nhiều nhiễm sắc thể chứ không riêng nhiễm sắc thể X di truyền từ mẹ.
- Nội tiết tố: Nội tiết tố ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nói chung và sự phát triển của tóc nói riêng. Nam giới thường bị hói do mức dihydrotestosterone (DHT) - một loại hormone sinh dục nam - tăng cao. Ở nữ giới, những thời điểm xáo trộn hormone như mang thai hay mãn kinh thường gây rụng tóc rõ rệt.
- Tuổi tác: Hói đầu có xu hướng tăng theo tuổi tác. Đến tuổi 50, một nửa nam giới sẽ bị rụng tóc. Hói ở phụ nữ phổ biến hơn sau mãn kinh.
- Phản ánh sức khỏe: Các yếu tố như stress, thiếu dinh dưỡng, rối loạn tuyến giáp hay nhiễm trùng (giang mai) đều có thể ảnh hưởng đến tóc. Người đang dùng thuốc hóa trị ung thư cũng có thể bị rụng tóc.
Hy vọng cho người hói đầu do di truyền

Minoxidil dạng bôi là một trong những phương pháp kích thích mọc tóc phổ biến
Rụng tóc tạm thời do dùng thuốc, thay đổi nội tiết tố có thể cải thiện. Tuy nhiên, hói đầu kiểu nam và nữ có yếu tố di truyền, nên không thể phòng ngừa hoàn toàn và khả năng phục hồi hoàn toàn là rất thấp.
Tuy vậy, hiện nay có một số loại thuốc có thể giúp ngăn ngừa rụng tóc tiếp diễn ở cả nam và nữ, và thậm chí phục hồi một phần tóc đã mất:
- Finasteride: Thuốc có tác dụng ngăn chặn quá trình chuyển đổi testosterone tự do thành DHT. DHT bám vào nang tóc, gây tổn thương và làm cản trở sự phát triển tóc khỏe mạnh.
- Minoxidil: Dạng bôi hoặc dạng uống có thể dùng để điều trị hói đầu kiểu di truyền.
- Spironolactone: Thường được chỉ định điều trị rụng tóc cho phụ nữ. Có tác dụng chặn các thụ thể androgen và giảm sản sinh androgen – hormone có thể làm teo nang tóc, dẫn đến rụng và thưa tóc.
- Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP): Liệu pháp này kích thích mọc tóc tự nhiên, làm chắc khỏe nang tóc, rất phù hợp với những người e ngại phẫu thuật cấy tóc vì quy trình đơn giản, ít đau.
Bên cạnh sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng đóng vai trò giúp duy trì mái tóc dày.
Về dinh dưỡng, bạn cần một thực đơn đầy đủ vitamin và khoáng chất để nuôi dưỡng mái tóc khỏe mạnh từ bên trong. Sợi tóc cấu tạo chủ yếu từ một loại protein tên là keratin. Chế độ ăn cần cung cấp đủ protein cùng vitamin A, B2, B3, B7, B9, B12, C, D, E, sắt và kẽm.
Kiểm soát stress cũng giúp cải thiện sức khỏe mái tóc. Theo đó, tình trạng căng thẳng làm tăng hormone cortisol góp phần làm tóc yếu và rụng hàng loạt.
Bình luận của bạn