Môi khô, nứt nẻ là hiện tượng môi bị khô, bong tróc hoặc nứt ra, khiến chúng ta có thể bị đau cũng như chảy máu ở môi
Tự làm mặt nạ dưỡng môi “đánh bay” khô môi, nứt nẻ
Tuyệt chiêu dưỡng môi căng mọng cho các cô nàng văn phòng
7 dấu hiệu bất thường ở môi cảnh báo vấn đề sức khỏe
6 thói quen hàng ngày đang làm khô đôi môi của bạn
Tại sao môi chúng ta lại bị khô như vậy?
Nguyên nhân chính là do lớp màng lipid giữ ẩm của môi bị tổn thương. Lớp màng này đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sự bay hơi nước trong da, bao gồm cả môi. Khi lớp màng này bị phá vỡ, độ ẩm dễ dàng thoát ra ngoài không khí, khiến môi trở nên khô ráp.
Bác sĩ da liễu Chris Adigun ở Chapel Hill, Bắc Carolina, Mỹ cho biết, một trong những nguyên nhân khiến lớp màng lipid bị tổn thương chính là enzym có trong nước bọt. Do đó, bất cứ thứ gì làm tăng lượng nước bọt trên môi, chẳng hạn như thở bằng miệng hoặc liếm môi thường xuyên, đều có thể gây khô.
Bên cạnh đó, thời tiết lạnh và khô cũng là thủ phạm khiến môi bị khô nẻ. Điều này là do các phân tử nước di chuyển từ vùng có nồng độ nước cao hơn sang vùng có nồng độ nước thấp hơn. Vì vậy, không khí khô sẽ hút ẩm từ da, bao gồm cả môi, để đạt trạng thái cân bằng. Ngoài ra, một số loại thuốc làm giảm lượng dầu sản xuất trong cơ thể cũng có thể gây khô môi. Ví dụ như thuốc Accutane (Isotretinoin) dùng để điều trị mụn trứng cá nặng là một trường hợp điển hình.
Làm thế nào để loại bỏ tình trạng môi khô, nẻ?
Để điều trị tình trạng khô môi dai dẳng, bác sĩ Adigun khuyên bạn nên dùng kem dưỡng ẩm cho môi. Các loại kem dưỡng ẩm hoạt động bằng cách khóa ẩm trong da. Có nhiều loại kem dưỡng ẩm khác nhau, bao gồm kem, lotion và thuốc mỡ.
Bên cạnh việc sử dụng kem dưỡng ẩm, còn có một số cách khác để giúp điều trị môi khô nẻ, bao gồm: Tẩy da chết cho môi thường xuyên; Tránh liếm môi; Uống nhiều nước; Tránh dùng các sản phẩm tẩy trang mạnh;…
Môi khô có phải là triệu chứng của bệnh gì không?
Nếu các loại kem dưỡng ẩm không thể cải thiện tình trạng khô môi của bạn, thì có thể bạn đang gặp phải một vấn đề khác ngoài tình trạng khô da mạn tính. Một số nguyên nhân tiềm ẩn khác bao gồm:
- Dị ứng: Kiếm tra các thành phần trong son dưỡng môi hoặc mỹ phẩm bạn đang sử dụng, xem có thành phần nào gây kích ứng da hay không.
- Tiếp xúc với chất kích da: Đồ uống nóng, gió mạnh, thời tiết khô hanh hoặc một số loại thuốc cũng có thể kích ứng và làm khô môi.
Bác sĩ Adigun khuyên rằng nếu bạn nghi ngờ mình gặp phải bất kỳ vấn đề nào trong số này, hãy nhanh chóng tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bình luận của bạn