Rối loạn cương dương ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa
Cỏ sừng dê giúp cải thiện chứng rối loạn cương dương?
Chơi game trên máy tính nhiều tăng nguy cơ rối loạn cương dương
Bệnh đái tháo đường ở nam giới có thể gây vô sinh
"Trên bảo dưới không nghe" do giấc ngủ kém
Nguyên nhân nào gây nên rối loạn cương dương?
Rối loạn cương dương (ED) là tình trạng dương vật không thể cương cứng, không kéo dài được thời gian cương cứng khi quan hệ tình dục. Theo BS Paul Turek – chuyên gia về nam khoa tại phòng khám Turek (Mỹ), ED có mức độ từ nhẹ đến nặng, với nhiều tên gọi khác nhau như bất lực, liệt dương.
Ước tính, rối loạn cương dương là rối loạn chức năng tình dục phổ biến, tỷ lệ thuận với tuổi. Khoảng 60% người ngoài 70 tuổi gặp ED ở các mức độ khác nhau. Có người gặp vấn đề “trên bảo dưới không nghe” kéo dài, có người lại chỉ gặp tình trạng này tạm thời trong những giai đoạn stress, căng thẳng nghiêm trọng.
Theo các chuyên gia, vấn đề tâm lý là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây rối loạn cương dương. Rối loạn lo âu và stress ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần, gây ra những thay đổi trong lưu lượng máu và chức năng thần kinh. Đây đều là những yếu tố cần thiết cho khả năng cương cứng. Đời sống tình dục không thỏa mãn còn khiến nam giới e sợ, lo âu, tạo thành vòng tuần hoàn bệnh lý khiến ED thêm nghiêm trọng.
Những nguyên nhân khác dẫn tới ED tạm thời gồm: Mệt mỏi, chế độ ăn thay đổi, do trục trặc tình cảm với đối tác, lạm dụng đồ uống có cồn, bị chấn thương “cậu nhỏ”...
Trường hợp nam giới bị ED kéo dài, nguyên nhân có thể là do chức năng thần kinh hoặc mạch máu bị suy giảm. Ví dụ, người bệnh đái tháo đường với lượng đường tăng cao thường mắc những vấn đề về thần kinh ngoại biên. Kết hợp với tăng huyết áp và mỡ máu cao, chứng rối loạn cương dương ở người mắc đái tháo đường cũng ngày càng trở nặng.
Tuổi cao và mất cân bằng hormone góp phần dẫn tới suy giảm phong độ ở các quý ông. Người nghiện thuốc lá, béo phì, rối loạn giấc ngủ hoặc đang dùng thuốc có tác dụng phụ cũng có thể mắc rối loạn cương dương.
Theo BS Stanton Honig - Trường Y Đại học Yale (Mỹ), trường hợp rối loạn cương dương hiếm gặp hơn là người đạp xe đường dài thường xuyên. Yên xe gây áp lực liên tục lên cơ quan sinh dục, có thể làm tổn thương các mạch máu và dây thần kinh cần thiết cho quá trình cương dương.
Điều trị rối loạn cương dương thế nào?
Rối loạn cương dương tạm thời thường cải thiện sau khi bạn giải quyết nguyên nhân gây ra vấn đề. Ví dụ, nếu căng thẳng hoặc mệt mỏi gây ra vấn đề trong chuyện gối chăn, nam giới cần cố gắng ngủ đủ giấc, giải tỏa căng thẳng và tâm sự với đối tác của mình.
Trường hợp mắc ED mạn tính, bạn nên tới các bệnh viện chuyên về nam khoa để được thăm khám, điều trị phù hợp. Các lựa chọn thường gặp là dùng thuốc uống, gel bôi tại chỗ, kết hợp kiểm soát tốt các bệnh lý nền (đái tháo đường, u tuyến giám, rối loạn nội tiết).
Dù lựa chọn giải quyết rối loạn cương dương như thế nào, các quý ông nên hiểu đây là tình trạng phổ biến và có thể điều trị được.
Bình luận của bạn