Bị tăng kali máu nên làm gì?

Tăng kali máu có nguy hiểm không?

Tăng kali máu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Người bệnh tăng huyết áp có nên bổ sung kali?

Coi chừng tăng kali máu ở người suy thận

Điểm mặt những biến chứng do suy thận mạn

Triệu chứng tăng kali máu

Tăng kali máu là tình trạng nồng độ kali trong huyết thanh cao hơn mức bình thường (> 5 mEq/L). Ở nồng độ cao hơn, thường từ 6,5-7 mEq/L, là khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Theo BS Pawan Singh, chuyên gia tư vấn da liễu, Bệnh viện Regency, (Ấn Độ) cho biết các triệu chứng tăng kali máu gồm: Yếu cơ, mệt mỏi, tê, nhịp tim không đều, trường hợp nghiêm trọng còn có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim, đe dọa tính mạng.

Nguyên nhân tăng kali máu

Rối loạn làm giảm chức năng thận

Bình thường thận bài tiết kali nên các rối loạn làm giảm chức năng của thận có thể dẫn đến tăng kali máu

Bình thường thận bài tiết kali nên các rối loạn làm giảm chức năng của thận có thể dẫn đến tăng kali máu

Nguyên nhân chính gây tăng kali máu là suy giảm chức năng thận, vì thận giúp điều chỉnh nồng độ kali. Theo Tổ chức Thận Quốc gia (National Kidney Foundation – NKF), có 40%-50% bệnh nhân mắc bệnh thận gặp phải tình trạng tăng kali máu.

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc, như thuốc lợi tiểu, làm giảm sự bài tiết kali trong nước tiểu, có thể làm tăng nhẹ nồng độ kali máu.

Chế độ ăn uống

Ăn uống quá nhiều thực phẩm giàu kali cũng có thể gây tăng kali máu. Một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Lâm sàng của Hiệp hội Thận học Mỹ (Clinical Journal of the American Society of Nephrology) cho thấy, những bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính giai đoạn 3 hoặc giai đoạn 4 có chế độ ăn hạn chế kali, thì nguy cơ mắc các bệnh về thần kinh thấp hơn.

Nên làm gì khi bị tăng kali máu?

Theo dõi lượng kali ăn vào

Táo và các loại quả mọng không nhiều kali, giàu chất chống oxy hóa

Táo và các loại quả mọng không nhiều kali, giàu chất chống oxy hóa

Việc kiểm soát lượng kali trong chế độ ăn uống khi bị tăng kali máu là rất quan trọng để tránh nồng độ tăng thêm. Bạn nên ăn thực phẩm ít kali như táo và các loại quả mọng, tránh những thực phẩm nhiều kali như chuối và khoai lang, nước cam, đồ uống thể thao. Đảm bảo đọc kỹ nhãn thực phẩm để chọn sản phẩm có hàm lượng kali thấp.

Hạn chế chất phụ gia kali

BS Pawan Singh khuyên bạn nên thận trọng với các chất thay thế muối và các sản phẩm được ghi nhãn "có hàm lượng natri thấp" vì có chứa các chất phụ gia gốc kali. 

Uống đủ nước

Mất nước có thể gây mất cân bằng điện giải trong cơ thể và dẫn đến tăng kali máu. Vì vậy, người bệnh nên uống đủ nước để ngăn ngừa nồng độ kali tăng thêm.

Trao đổi với bác sĩ

Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn ​​​​của bác sĩ dinh dưỡng để kiểm soát chế độ ăn uống của mình, cũng như có những điều chỉnh phù hợp với nhu cầu cơ thể.

 
Nguyễn Thanh (Theo Onlymyhealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Huyết học