Ngủ dậy bị cứng khớp ngón tay là do đâu?

Cứng khớp ngón tay vào buổi sáng là dấu hiệu sớm của nhiều bệnh xương khớp

Đông cứng khớp vai: Dấu hiệu viêm dính bao khớp cần xử trí sớm

6 chất bổ sung tốt cho sức khỏe của khớp

Chọn loại sữa nào để bảo vệ sức khỏe xương?

8 thói quen xấu làm suy yếu xương khi về già

Nguyên nhân gây cứng khớp ngón tay thường gặp

Viêm khớp

Tình trạng viêm các khớp bàn tay có thể dẫn tới tình trạng cứng khớp, co cứng bàn tay vào buổi sáng. 3 dạng viêm khớp thường gặp nhất gồm:

- Thoái hóa khớp: Phần sụn trơn bao bọc các khớp bàn tay bắt đầu thoái hóa, bị bào mòn theo thời gian, dẫn tới tình trạng đau nhức, khó khăn khi cử động.

- Viêm khớp dạng thấp: Đây là bệnh tự miễn xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công chính các khớp xương. Bệnh thường tấn công các vị trí khớp xương nhỏ tại bàn tay, ngón tay, gây ra tình trạng co cứng vào sáng sớm.

- Viêm khớp vảy nến: Giống như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến có liên quan tới hệ miễn dịch và cũng có thể khiến bàn tay co cứng sau khi ngủ dậy.

Viêm bao gân gấp (hội chứng ngón tay cò súng)

Hội chứng ngón tay cò súng gây sưng tại khớp bàn ngón tay và ngón tay bị khóa vào buổi sáng

Hội chứng ngón tay cò súng gây sưng tại khớp bàn ngón tay và ngón tay bị khóa vào buổi sáng

Nhiều người thức dậy với ngón tay mình bị kẹt trong tư thế bóp cò súng, không mở ra thẳng được. Đây có thể là một trong những triệu chứng hay gặp với bệnh ngón tay cò súng hay viêm bao gân gấp (stenosing tenosynovitis).

Gân được bao quanh bởi một lớp mô gọi là màng hoạt dịch có nhiệm vụ bôi trơn bao quanh vùng khớp, cho phép gân có thể trượt lên trượt xuống dễ dàng. Hội chứng xảy ra do hiện tượng viêm làm hẹp lại không gian bên trong lớp màng bao quanh gân gấp, cản trở cử động của gân.

Co thắt Dupuytren

Co thắt Dupuytren xảy ra khi lớp mô dưới da trở nên xơ hóa, tạp thành các nốt sần, cục u hoặc bướu nhỏ dưới da ngón tay và lòng bàn tay. Lâu dần, bệnh lý này có thể làm cho khớp có chiều dài ngắn hơn bình thường, dẫn tới biến dạng và co cứng.

Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay xảy ra khi dây thần kinh bị chèn ép khi đi ngang qua ống cổ tay. Hậu quả là bàn tay bị viêm, đau tê, giảm chức năng vận động. Các ngón tay bị tê, ngứa ran, khó cầm nắm đồ vật và thường trở nặng vào sáng sớm, sau khi thức giấc.

Tác dụng phụ khi dùng thuốc

Một số nhóm thuốc điều trị như statin hạ mỡ máu, thuốc kháng sinh Fluoroquinolone, thuốc chống loạn thần… có thể gây ra tác dụng phụ là chuột rút, co cơ, đau nhức cơ bắp với một số người bệnh. Bạn nên trao đổi với bác sĩ, dược sĩ để điều chỉnh thuốc phù hợp.

Làm thế nào để cải thiện tình trạng cứng khớp ngón tay, bàn tay?

Bài tập với bóng mềm giúp cải thiện phạm vi chuyển động của ngón tay

Bài tập với bóng mềm giúp cải thiện phạm vi chuyển động của ngón tay

Cứng khớp bàn tay, ngón tay thường diễn ra vào buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc sau khi duy trì tư thế bất động kéo dài. Để khắc phục tình trạng này, người bệnh có thể tham khảo các biện pháp:

- Dùng thuốc giảm đau nếu cần: Tình trạng đau nhức khớp cấp tính có thể cải thiện nhờ thuốc giảm đau NSAID.

- Tập co duỗi bàn tay: Gõ nhịp ngón tay, nắm bóp bóng hơi… là một số bài tập giúp cải thiện khả năng cử động của bàn tay.

- Chườm nóng, chườm lạnh vị trí bị cứng hoặc đau nhức trên bàn tay giúp cải thiện tạm thời.

- Nẹp duỗi bàn tay vào buổi tối, trước khi đi ngủ có thể ngăn ngừa tình trạng co cứng ngón tay khi thức giấc. Tránh nắm chặt tay thành nắm đấm.

Triệu chứng co cứng bàn tay có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý về khớp. Nếu cơn đau cản trở vận động, đi kèm sưng, biến dạng, các khớp kêu to khi cử động… bạn nên tới khám tại cơ sở chuyên khoa để được điều trị kịp thời.

 
Quỳnh Trang (Theo VerywellHealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp