Viêm khớp cổ chân: Những lưu ý giúp cải thiện bệnh hiệu quả

Viêm khớp cổ chân gây cản trở vận động hằng ngày của người bệnh

Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp dạng thấp và cách phòng ngừa

Thiết kế phòng tắm giúp người bệnh viêm khớp hoạt động dễ dàng

Thực phẩm giúp cải thiện cơn đau do viêm khớp

Bàn tay gió thổi: Biến chứng nặng nề do viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp cổ chân gây ảnh hưởng ra sao?

Khớp cổ chân là bộ phận khớp nối giữa cẳng chân và bàn chân. Lớp sụn ở khớp cổ chân không quá dày, nên khớp cổ chân đối mặt với nhiều nguy cơ bị tổn thương do chịu nhiều áp lực.

Nguyên nhân gây viêm khớp cổ chân thường gặp là do suy thoái và bào mòn của lớp sụn và phần xương dưới sụn ở cổ chân. Tình trạng này thường gặp ở người cao tuổi, những người vận động nhiều và lao động nặng nhọc.

Viêm khớp dạng thấp cũng ảnh hưởng tới khớp cổ chân và gây ra tình trạng viêm sưng đau tại đây. Ngoài ra nếu bị viêm khớp cổ chân do viêm khớp dạng thấp, người bệnh có thể gặp thêm tình trạng cứng khớp. Hậu quả là người bệnh bị đau nhức khi đi đứng, cổ chân sưng, nóng, đỏ, hoặc nặng hơn là tràn dịch khớp.

Giai đoạn đầu, viêm khớp cổ chân thường cản trở việc đi đứng, đặc biệt là bước lên dốc – tư thế gây thêm áp lực tới khớp cổ chân. Về lâu dài, bệnh có thể dẫn tới biến dạng, phá hủy khớp.

Lối sống cho người bị viêm khớp cổ chân

Viêm khớp cổ chân cần được chữa trị sớm để tránh dẫn đến các biến chứng nặng hơn. Bác sĩ chỉ có thể chỉ định các phương pháp giảm đau, chống viêm trong những đợt viêm cấp tính. Bên cạnh đó, người bệnh cần chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh hơn để kiểm soát bệnh lâu dài:

Tập thể dục phù hợp

Người bị viêm khớp cổ chân nên tập luyện các bài tập xoay cổ chân nhẹ nhàng

Người bị viêm khớp cổ chân nên tập luyện các bài tập xoay cổ chân nhẹ nhàng

Giữ cổ chân linh hoạt vận động cả ngày giúp cải thiện biên độ cử động, hỗ trợ giảm đau nhức, cứng khớp. Bạn nên hỏi ý kiến chuyên gia vật lý trị liệu, bác sĩ về bài tập co duỗi khớp phù hợp nhất với viêm khớp cổ chân, tránh gây thêm tổn thương.

Hạn chế hoạt động nặng

Trong đợt viêm cấp, người bệnh viêm khớp cổ chân nên nghỉ ngơi nhiều, dùng khăn hoặc túi chườm lạnh – chườm nóng để giảm đau nhức tạm thời. Khi đi lại nên dùng thêm gậy, nạng hỗ trợ hoặc đi giày chỉnh hình (nâng đỡ cổ chân).

Giảm cân nếu thừa cân

Tình trạng béo phì có thể tạo thêm gánh nặng lên khớp cổ chân, khiến tình trạng viêm thêm nặng. Bác sĩ có thể đưa ra chiến lược tập luyện phù hợp để giúp bạn giảm cân, kết hợp với chế độ ăn lành mạnh, giàu thực phẩm chống viêm.

Ăn thực phẩm giàu chất chống viêm

Chế độ ăn cho người bị viêm khớp dạng thấp nói chung và viêm khớp cổ chân nói riêng nên có nhiều rau củ quả, gia vị (gừng, nghệ)… Đây là những thực phẩm có hàm lượng chất chống viêm cao, có lợi với bệnh viêm khớp. Ngoài ra, omega-3 trong dầu cá, cá béo, các loại hạt cũng hỗ trợ giảm đau do viêm hiệu quả.

Người bệnh cũng nên bổ sung chế phẩm từ sữa để tăng cường calci, giữ sụn khớp khỏe mạnh.

Dùng giải pháp từ thảo dược để cải thiện viêm khớp cổ chân

 

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh, người bị viêm khớp cổ chân có thể kết hợp sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược, tiêu biểu như thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính là hy thiêm giúp cải thiện triệu chứng viêm khớp dạng thấp.

Theo đông y, vị thuốc hy thiêm có tác dụng rất tốt cho xương cốt, tiêu trừ phong thấp. Nghiên cứu cho thấy, hy thiêm có khả năng cải thiện cơn đau và ức chế quá trình viêm tại chỗ mạnh tương đương với piroxicam. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tác dụng này có được là nhờ hoạt chất phân lập từ cây hy thiêm có tên kirenol.

Ngoài thành phần chính hy thiêm, các nhà khoa học còn kết hợp thêm nhiều thành phần khác như: Sói rừng, bạch thược, nhũ hương, methylsulfonylmethane, boron, L-carnitine… giúp người bệnh cải thiện triệu chứng sưng đau và bổ sung dưỡng chất nuôi dưỡng sụn khớp từ bên trong. 

Nghiên cứu lâm sàng cho thấy, tỷ lệ người bệnh cải thiện các triệu chứng sưng, đau, cứng khớp, cải thiện chức năng vận động... ở nhóm kết hợp sử dụng sản phẩm viên nén thảo dược cao hơn so với nhóm đối chứng. Đặc biệt, sản phẩm đảm bảo tính an toàn, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài. 

Trang Vũ

 

TPBVSK Hoàng Thấp Linh - Dùng cho người viêm khớp, thoái hóa khớp

Hoàng Thấp Linh có thành phần chính là Hy thiêm kết hợp nhũ hương, sói rừng, bạch thược, L-Carnitine fumarate, magnesi, methylsulfonylmethane, pregnenolone, boron. Công dụng giúp hỗ trợ giảm triệu chứng của viêm thoái hóa khớp: Đau nhức xương khớp, tê mỏi vai gáy, chân tay.

Sản phẩm dùng cho người viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, khô khớp, cứng khớp, vận động đi lại khó khăn do khô khớp.

Hướng dẫn sử dụng:

- Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 viên.

- Nên sử dụng thành từng đợt từ 2-3 tháng.

- Nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ.

Tiếp thị và phân phối bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu.

Địa chỉ: Số 171 Phố Chùa Láng – Phường Láng Thượng – Quận Đống Đa – Hà Nội.

Số XNQC: 01399/2019/ATTP-XNQC

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

* Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp