Đông cứng khớp vai: Dấu hiệu viêm dính bao khớp cần xử trí sớm

Bao hoạt dịch bị viêm gây đông cứng khớp vai, đau và hạn chế vận động khớp vai

Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp dạng thấp và cách phòng ngừa

Thiết kế phòng tắm giúp người bệnh viêm khớp hoạt động dễ dàng

8 lầm tưởng về bệnh viêm khớp cần tránh

Thực phẩm giúp cải thiện cơn đau do viêm khớp

Nguyên nhân và triệu chứng đông cứng khớp vai

Khớp vai là một trong những khớp lớn và phức tạp nhất trong cơ thể, được cấu tạo bởi ba xương: Xương đòn, xương bả vai và xương cánh tay. Các xương này kết nối với nhau tạo thành các khớp, bao khớp và dây chằng nhằm cung cấp phạm vi chuyển động cho tay vai.

Đông cứng khớp vai còn có tên gọi khác là viêm bao hoạt dịch khớp vai co thắt, viêm dính khớp vai… Bao khớp có nhiệm vụ làm trơn khớp, nếu bộ phận này bị viêm sẽ gây đau đớn khi cử động. Triệu chứng điển hình là cơn đau nhiều và lan tỏa vùng khớp vai, khiến người bệnh hạn chế vận động (cứng) tăng dần.

Xơ hóa bao khớp vai khiến việc cử động, duỗi tay diễn ra khó khăn

Xơ hóa bao khớp vai khiến việc cử động, duỗi tay diễn ra khó khăn

Độ tuổi dễ bị đông cứng khớp vai nhất là 40-60, thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới và đau ở bên tay không thuận nhiều hơn. Các chuyên gia chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây viêm dính khớp vai, nhưng bệnh lý này thường gặp ở người từng bị chấn thương khớp vai. Ngoài ra, đông cứng khớp vai có thể xuất hiện mà không có chấn thương trước đó ở những người có bệnh nền đái tháo đường, bệnh tuyến giáp, tim mạch.

Cơn đau do đông cứng khớp vai xuất hiện về đêm và gây cản trở giấc ngủ. Các hoạt động thường ngày như mặc quần áo, với đồ vật trên cao, gãi lưng… cũng trở nên khó khăn với người bệnh.

Giải pháp cải thiện đông cứng khớp vai

Khi gặp cơn đau nghiêm trọng, cản trở cử động của vai, bạn nên tới bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám. Ngoài thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định chụp Xquang, siêu âm, MRI khớp vai giúp phân biệt với các bệnh lý khác.

Cơn đau do đông cứng khớp vai tự thuyên giảm theo thời gian, tuy nhiên tầm vận động khớp vai có thể không được hồi phục hoàn toàn. Vì vậy, người bệnh cần được điều trị bằng một số phương pháp như:

Kiểm soát cơn đau bằng thuốc

Để giảm viêm, giảm đau khớp vai, bác sĩ có thể kê đơn thuốc NSAID cho người bệnh ở liều lượng phù hợp. Tuy nhiên, cần lưu ý nhóm thuốc này có tác dụng phụ với hệ tiêu hóa và chỉ giúp giảm đau tạm thời, không nên lạm dụng.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu được kết hợp đồng thời với các phương thức điều trị đông cứng khớp vai

Vật lý trị liệu được kết hợp đồng thời với các phương thức điều trị đông cứng khớp vai

Vật lý trị liệu là một trong những lựa chọn hiệu quả nhất cho người bệnh đông cứng khớp vai. Chuyên gia giúp người bệnh giãn cơ nhẹ nhàng để cải thiện biên độ vận động. Ngoài ra, còn có các biện pháp bổ trợ như: Kích thích điện chức năng, vật lý trị liệu bằng sóng siêu âm.

Chuyên gia cũng hướng dẫn bạn thực hiện các bài tập hàng ngày tại nhà để cải thiện tầm vận động. Bạn có thể chườm ấm trước khi tập giúp mềm cơ và chườm mát giúp giảm đau sau tập.  

Can thiệp và phẫu thuật

Sau 6 tháng điều trị, nếu không có chuyển biến, bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp xâm lấn như tiêm thuốc chống viêm và thể tích dịch lớn vào bao khớp giúp tách bao khớp dính và giảm viêm tại chỗ, phẫu thuật gỡ dính khớp vai…

Nếu được điều trị kịp thời, người bệnh đông cứng khớp vai mất trung bình 1-3,5 năm để phục hồi hoàn toàn. Trong vòng 5 năm, có khoảng 15% người bệnh gặp vấn đề ở bên vai còn lại.

Để ngăn ngừa bệnh tái phát, cần tích cực phục hồi chức năng và vật lý trị liệu. Hàng ngày, bạn cần tập thể dục vừa sức, giãn vai thường xuyên, kiểm soát tốt bệnh lý nền như đái tháo đường. 

 
Quỳnh Trang (Theo Health News)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp