Mùa Hè dễ khiến cơ thể bị mất nước và cần bù nước để tránh các vấn đề về sức khỏe
5 nguyên liệu nên thêm vào nước uống để bù nước cho cơ thể
Chất điện giải có trong những thực phẩm nào?
Những ai không nên dùng oresol để bù nước và điện giải?
Vì sao nước dừa là thức uống bổ dưỡng?
Nước dừa là một trong những thức uống cung cấp nước và bổ sung năng lượng lành mạnh, dễ kiếm. Nước dừa rất giàu chất điện giải, vitamin và khoáng chất, lượng calo thấp. Bạn nên uống nước dừa tươi thay vì nước dừa đã đóng gói, hoặc có thể đổ nước dừa tươi vào chai để dễ dàng đem theo.
Lưu ý: Vì trong nước dừa ít nhiều vẫn chứa đường nên những người bệnh đái tháo đường tuy vẫn có thể uống nước dừa nhưng cần hạn chế, không uống quá nhiều, chỉ nên uống 250ml nước dừa/ngày và chia thành 2 lần uống. Người bệnh đái tháo đường nên uống nước dừa nguyên chất, không pha thêm đường thay vì nước dừa đã đóng gói.
Nước hoa quả (infused water)
Infused water là một xu hướng pha chế đồ uống được nhiều người ưa thích trong mùa Hè bằng cách ngâm nước lọc cùng trái cây tươi (như chanh thái lát, dưa hấu, cam, dưa chuột, cà chua...) và một số loại thảo mộc, rau có mùi thơm như bạc hà, húng… Sau vài giờ đồng hồ, bạn đã có thể thưởng thức đồ uống hấp dẫn theo sở thích và khẩu vị của mình. Bạn có thể nhấm nháp loại nước này suốt cả ngày để bổ sung các chất dinh dưỡng có trong mỗi thành phần đồng thời cung cấp nước cho cơ thể.
Với người bệnh đái tháo đường, bạn không nên uống nước hoa quả infused water quá thường xuyên vì chúng chứa một lượng đường nhất định, hãy kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý và tập thể dục thường xuyên để sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh đái tháo đường.
Nước ép dưa hấu
Dưa hấu chứa nhiều nước (có 90% hàm lượng nước) nên có thể bù đắp lượng nước cơ thể bị mất đi do nắng nóng và giúp giải nhiệt. Bên cạnh đó, loại trái cây này cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, các acid amin thiết yếu, vitamin A, B1, B6 và C rất tốt cho sức khỏe. Bạn nên chuẩn bị nước ép dưa hấu tươi, có thể để ngăn mát tủ lạnh để thức uống mát lạnh hơn, và có thể uống nhiều lúc, giữ cho cơ thể bạn đủ nước suốt cả ngày.
Lưu ý: Dưa hấu là loại quả ngọt có chỉ số đường huyết GI là 72, có khả năng làm tăng cao đường huyết sau khi ăn. Uống nước ép dưa hấu có thể làm tăng khả năng hấp thu đường vì các chất xơ đã bị phân nhỏ, do đó, người bị đái tháo đường nên hạn chế uống nước ép dưa hấu, bạn nên ăn dưa hấu cả miếng sẽ tốt hơn.
Dung dịch bù nước và điện giải
Loại đồ uống này chứa nước và chứa các khoáng chất tích điện như natri, calci, kali và magne giúp bổ sung các khoáng chất vi lượng để thúc đẩy quá trình hydrat hóa, bù nhanh lượng nước đã mất và duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể con người. Một trong những dung dịch điện giải phổ biến bạn có thể sử dụng là ORS (oral rehydration salts, khi chưa được pha chế thường gọi là ORS ở dạng bột hoặc viên sủi, sau khi pha chế với nước thì gọi là dung dịch oresol).
Khi dùng oresol để bổ sung nước cho cơ thể, người bệnh đái tháo đường cần lưu ý hòa tan gói oresol trong nước theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì. Không được pha ước chừng khiến dung dịch có thể đặc, loãng. Pha dung dịch quá đặc loãng đều không có lợi cho cơ thể và có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm.
Sinh tố
Sinh tố thường được làm từ sữa, trái cây, các loại quả hạch và hạt, vừa giúp bổ sung chất dinh dưỡng, giúp bạn có cảm giác no lâu hơn vừa giúp bù nước cho cơ thể. Uống sinh tố là cách bổ sung chất lỏng cho cơ thể với mức tùy chỉnh cao vì tùy thuộc vào các loại trái cây mọng nước bạn sử dụng, cũng như khẩu vị yêu thích của bạn. Nếu cơ thể bạn mất nước do sốt hoặc nhiễm trùng, bạn nên uống loại sinh tố chứa nhiều vitamin C giúp cải thiện hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Lưu ý: Một số loại trái cây có hàm lượng đường cao, người bệnh đái tháo đường nên hạn chế uống dưới dạng sinh tố để tránh bị tăng đường huyết như sinh tố từ xoài chín, vải thiều, nhãn, chuối, dứa, mít và sầu riêng...
Bình luận của bạn