- Chuyên đề:
- Mẹo vặt hay
Không sử dụng chung dao, thớt khi chế biến thực phẩm sống và chín
Những lỗi thường gặp khi sử dụng thớt
Ngộ độc khi dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc trị đái tháo đường
Những thói quen cần tránh khi vào bếp
Thực phẩm dễ gây ngộ độc nếu không chế biến đúng cách
Lựa chọn thực phẩm tươi ngon
Khi lựa chọn thực phẩm trong mùa Hè, người nội trợ nên mua những thực phẩm còn tươi hoặc thực phẩm đóng hộp có nhãn mác. Với thực phẩm đóng hộp, bạn nên đảm bảo bao bì còn nguyên vẹn, không có dấu hiệu thủng, rách; Đồng thời lưu ý hạn sử dụng của sản phẩm. Trước khi sử dụng thực phẩm, cần kiểm tra các dấu hiệu biến chất: Màu lạ, mùi hôi hoặc chua, chảy nhớt, có dấu hiệu mốc…
Trái cây nhanh chín hơn trong thời tiết nắng nóng. Vì thế, bạn nên ưu tiên mua hoa quả còn ương hoặc chín tới để sử dụng dần.
Vào mùa nóng, chúng ta cần tránh để thực phẩm trong cốp xe hơi, xe máy quá lâu. Nhiệt độ trong cốp xe sẽ làm biến chất, hao hụt dinh dưỡng của thực phẩm tươi sống. Môi trường trong cốp xe cũng tiềm ẩn nhiều vi khuẩn và bụi bẩn, ảnh hưởng xấu đến thức ăn.
Giữ tay và dụng cụ sạch sẽ
Khi sơ chế và nấu ăn, bạn cần chú ý khâu vệ sinh tay và dụng cụ, mặt phẳng sơ chế. Rửa tay trước và sau khi sơ chế đồ ăn tươi sống. Bạn cần đảm bảo mặt bếp, các dụng cụ nấu nướng (đặc biệt là bếp nướng ngoài trời) được làm sạch trước khi sử dụng.
Đặc biệt, bạn nên xử lý thực phẩm tươi sống (thịt cá, hải sản) bằng đũa, thìa, dao thớt… riêng biệt, không dùng chung với thực phẩm chín và rau củ quả.
Luôn giữ lạnh thực phẩm
Nhiệt độ cao và độ ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi sinh vật sinh sôi nhanh chóng, khiến thực phẩm biến chất. Vì thế, việc bảo quản lạnh sẽ giúp hạn chế, làm chậm sự phát triển của một số vi khuẩn có hại, giảm nguy cơ thực phẩm biến chất và gây ngộ độc.
Vào mùa Hè, bạn nên điều chỉnh nhiệt độ ngăn mát tủ lạnh ở khoảng 2-4 độ C (hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất). Những món ăn mát như salad, bánh pudding, thạch… nên được bảo quản trong tủ lạnh trước khi thưởng thức.
Thịt sống, hải sản nếu chưa nấu chín ngay cũng cần được bọc kín, sau đó đặt trong tủ lạnh. Nếu gia đình bạn có các bữa tiệc, picnic ngoài trời, hãy mang theo thùng đá để bảo quản chúng.
Nấu chín thịt cá, hải sản
Để hạn chế nguy cơ ngộ độc thực phẩm, hãy chú ý “ăn chín, uống sôi” trong mùa Hè. Thịt lợn, thịt bò, thịt gà… cần được nấu chín đến khi phần nước thịt chảy ra trong suốt, không còn màu hồng. Các món thịt viên, xúc xích cần được chế biến đến khi phần bên trong chín kỹ. Bạn cũng có thể dùng nhiệt kế thực phẩm để kiểm tra nhiệt độ bên trong của các miếng thịt dày (ít nhất 75 độ C).
Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng
Trong mùa Hè, không chỉ vi sinh vật mà các loài côn trùng (ruồi, nhặng, kiến, gián), động vật gặm nhấm sinh sôi mạnh mẽ và tấn công nhà bếp của bạn. Vì thế, thực phẩm luôn cần được che đậy kỹ càng với lồng bàn, dụng cụ có nắp đậy hoặc màng bọc thực phẩm.
Thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh cũng cần đựng trong hộp riêng đậy kín, không chỉ vì tránh “nhiễm chéo” vi khuẩn mà còn vì chất lượng và tránh trường hợp thức ăn bị ướp mùi của món ăn khác.
Bảo quản thức ăn đã nấu chín
Dù trong thời tiết nào, thực phẩm nên được ăn ngay khi vừa được nấu chín. Theo khuyến cáo, thực phẩm đã nấu chín không nên để ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ. Nếu muốn bảo quản thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, bạn cần phải giữ ấm thực phẩm liên tục ở nhiệt độ trên 60 độ hoặc lạnh dưới 10 độ.
Khi tiếp tục sử dụng các món ăn đã bảo quản trong tủ lạnh, bạn nên hâm nóng, đun sôi lại tới trên 75 độ C.
Bình luận của bạn