Đại tiện bất thường, coi chừng viêm loét đại tràng

Đại tiện bất thường là dấu hiệu viêm loét đại tràng bạn không nên bỏ qua

Phẩm màu đỏ có nguy cơ gây viêm ruột mạn tính

Bị viêm đại tràng có nên ăn khoai lang tím?

Chế độ ăn kiêng cho người bị viêm loét đại tràng

Uống mật lợn có khỏi viêm đại tràng?

Viêm loét đại tràng là một dạng bệnh viêm ruột (IBD), xảy ra khi niêm mạc ruột già của bạn (còn gọi là đại tràng) bị viêm nhiễm. Bệnh lý này ảnh hưởng lớn tới việc đại tiện của bạn, đồng thời dễ tái phát theo đợt.

Theo Cleveland Clinic, dưới đây là một vài dấu hiệu bất thường khi đại tiện cảnh báo sức khỏe tiêu hóa suy giảm do viêm loét đại tràng:

Phân có mùi lạ

Dĩ nhiên việc đại tiện của bạn không hề có mùi dễ chịu, tuy nhiên, bạn không nên chủ quan khi thấy mùi lạ khi đi vệ sinh. Tình trạng viêm trong ruột già, cùng tình trạng có máu trong phân có thể khiến mùi hôi nặng hơn bình thường.

Phân có chất nhầy

Dấu hiệu điển hình ở người bị viêm loét dạ dày là phân lỏng, có mủ hoặc chất nhầy ngả xanh, vàng đi kèm. Đây là chỉ báo cho thấy tình trạng viêm ở niêm mạc ruột.

Có máu trong phân

Các đợt viêm cấp ở người bị viêm loét đại tràng gây ra biểu hiện đại tiện có máu trong phân. Xuất huyết ở đường tiêu hóa trên sẽ khiến phân ngả đen và có mùi hôi. Trong khi đó, các tổn thương ở đại tràng có thể làm phân có lẫn các vệt máu đỏ tươi.

Đi vệ sinh nhiều lần

Triệu chứng tiêu chảy, trong phân còn lẫn máu, mủ hoặc chất nhầy cảnh báo viêm loét dạ dày

Triệu chứng tiêu chảy, trong phân còn lẫn máu, mủ hoặc chất nhầy cảnh báo viêm loét dạ dày

Tần suất đại tiện của người có đường ruột khỏe mạnh có thể dao động từ 2 lần/ngày tới 2 lần/tuần. Trong khi đó, người bị viêm loét đại tràng có thể bị tiêu chảy, số lần đi ngoài mỗi ngày có khi lên tới 10 lần và rất khó kiểm soát. Đôi khi cơn buồn đi ngoài xuất hiện cả vào ban đêm khiến người bệnh mệt mỏi, mất ngủ. 

Són phân

Són phân là tình trạng mất kiểm soát đường ruột dẫn đến thải trừ phân không tự chủ. Nguyên nhân là tình trạng viêm kéo dài khiến niêm mạc đại tràng dày lên, không thể co giãn, một lượng chất thải nhỏ cũng có thể làm người bệnh khó nhịn đi tiêu. Những trường hợp nghiêm trọng thậm chí không thể chờ đến đúng nhà vệ sinh để đi tiêu.

Táo bón

Trái ngược với tiêu chảy là táo bón, dù triệu chứng này ít gặp hơn ở người bệnh viêm loét đại tràng. Tuy nhiên, trong những trường hợp đại tràng bị sưng và hẹp hoặc tổn thương nhiều năm, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc bài tiết. Mất nước nghiêm trọng do tiêu chảy cũng có thể là nguyên nhân gây ra các đợt táo bón.

Mót rặn

Viêm và kích ứng niêm mạc đại trực tràng là nguyên nhân gây ra triệu chứng mót rặn. Đây là tình trạng bụng khó chịu và thường xuyên muốn đi tiêu – kể cả khi vừa đi vệ sinh xong. Người khỏe mạnh thường sẽ thấy nhẹ bụng, thoải mái sau mỗi lần đại tiện.

Những bất thường nào trong việc đại tiện còn có thể báo hiệu các bệnh lý như viêm ruột Crohn, ung thư đại trực tràng... Vì vậy, người nhận thấy các triệu chứng trên nên theo dõi và trao đổi sớm với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân cũng như cách điều trị kịp thời. 

 
Quỳnh Trang (Theo Health Central)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa