Những điều cần biết khi mắc viêm phế quản

Hút thuốc lá, thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm,...là những nguyên nhân gây ra viêm phế quản.

Viêm phế quản có nguy hiểm không?

Cảnh giác với biến chứng của bệnh viêm phế quản phổi

Thanh niên mắc viêm phế quản “nhựa” hiếm gặp

Ngăn viêm phế quản cấp trở thành mạn tính

Kháng sinh không phải lúc nào cũng là giải pháp

Viêm phế quản là một trong những bệnh lý viêm nhiễm tại đường hô hấp thường gặp trong đời sống hàng ngày. Tác nhân gây bệnh thường gặp nhất là virus, tuy nhiên cũng có không ít trường hợp mắc bệnh do vi khuẩn. Từ đó, việc điều trị hai bệnh cảnh của viêm phế quản cũng hoàn toàn khác nhau.

Điều cần lưu ý là kháng sinh tuyệt đối không được chỉ định dùng trong các trường hợp viêm phế quản do virus thông thường. Bởi lẽ việc dùng kháng sinh trong trường hợp này không những không cần thiết mà còn làm tăng tỷ lệ kháng kháng sinh. Do đó, chúng ta không nên tự ý sử dụng kháng sinh khi chưa có chỉ định từ những người có chuyên môn.

Màu sắc của đờm không quan trọng

Các dấu hiệu và triệu chứng thường thấy ở những người bị mắc viêm phế quản bao gồm ho, khạc đờm (có thể là màu trắng, vàng hoặc xanh lá cây,…). Tuy nhiên, màu sắc của đờm chưa thể phản ánh chính xác tình trạng nhiễm trùng hay mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Viêm phế quản thường dễ xảy ra khi thời tiết trở lạnh

Bệnh viêm phế quản hay gặp vào mùa lạnh vì thời tiết mùa Đông - Xuân rất thích hợp cho sự phát triển của virus gây bệnh. Bên cạnh đó, nếu người bệnh có sức đề kháng yếu hoặc cơ thể bị nhiễm lạnh thì các yếu tố gây bệnh càng dễ tấn công. Đó là lý do đỉnh bệnh thường rơi vào mùa lạnh.

Viêm phế quản có thể tự khỏi

Thông thường, viêm phế quản cấp có thể tự khỏi sau 1-2 tuần mắc bệnh và không để lại di chứng gì. Tuy nhiên, cũng có trường hợp viêm phế quản cấp bị bội nhiễm kéo dài, có thể tiến triển thành viêm phế quản mạn tính. Ngoài ra, bệnh nếu không được điều trị khỏi có thể dẫn đến các biến chứng như viêm phổi, suy hô hấp.

Vì vậy, khi có những triệu chứng của viêm phế quản cấp, bạn cần nghỉ ngơi nhiều nhất có thể cho đến khi bạn cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc giãn phế quản và thuốc giảm ho, long đờm giúp hỗ trợ điều trị triệu chứng. Nếu các triệu chứng không cải thiện hoặc nếu bạn thường xuyên bị viêm phế quản, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được xử trí phù hợp.

Bệnh có thể lây lan

Viêm phế quản là bệnh lý hô hấp có thể lây nhiễm, đặc biệt khi người bệnh mắc virus hợp bào (RSV). Virus này dễ dàng lây lan qua dịch tiết đường hô hấp khi bệnh nhân ho, hắt hơi… với người khác. Để ngăn ngừa sự lây lan của viêm phế quản, bạn hãy bằng cách rửa tay thường xuyên và che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người đối diện.

 

Hút thuốc có thể làm nặng thêm các triệu chứng của bạn

Hút thuốc lá gây tổn thương cấu trúc của các sợi lông mao trong phổi. Khi các lông mao bị tổn thương sẽ trở thành những mảnh vụn trong phổi, phế quản. Các mảnh vụn tuy rất nhỏ nhưng lại trở thành tác nhân kích thích gây ra các cơn ho từ vừa vừa tới dữ dội đối với bệnh nhân viêm phế quản.

Nếu người bị viêm phế quản vẫn tiếp tục hút thuốc lá sẽ gây tổn thương lông mao trong phế quản một cách nặng nề hơn. Và đa số sẽ khiến bệnh viêm phế quản trở thành mạn tính.

Viêm phế quản có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng hơn

Nếu bạn bị viêm phế quản kèm các triệu chứng như sốt (trên 38 độ C), khó thở, đau ngực hoặc bất kỳ dấu hiệu nào nào khác, hãy tới ngay cơ sở y tế để được bác sĩ đánh giá. Những điều này có thể cảnh báo tình trạng nhiễm trùng mới nghiêm trọng hơn. Nếu bạn mắc bệnh phổi mãn tính như COPD, khí phế thũng hoặc hen suyễn, bạn có thể cần điều trị bổ sung thêm, ngoài các thuốc không kê đơn.

Dùng thảo dược tự nhiên có thể cải thiện tình trạng viêm phế quản hiệu quả

Một trong những giải pháp giúp cải thiện tình trạng viêm phế quản được nhiều người bệnh tin dùng hiện nay đó là sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính là Fibrolysin. Đây là hoạt chất đã được đăng ký độc quyền tại Việt Nam gồm kẽm gluconate và methylsulfonylmethane (MSM).

Các nghiên cứu được thực hiện vào năm 2007 ở Hoa Kỳ, năm 2017 ở Australia đã chứng minh, kẽm gluconat có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ phục hồi tế bào đường thở, tăng cường miễn dịch của phổi và phế quản. Trong khi đó, MSM đã được các công trình nghiên cứu ở Mỹ chứng minh tác dụng ngăn ngừa những tế bào tái cấu trúc, giúp giảm sự hình thành tổ chức xơ sẹo, làm cho thành phế quản không bị dày lên, đường thở trở nên thông thoáng hơn.

Sản phẩm còn chứa các thành phần thảo dược quý khác như: Nhũ hương, xạ đen, xạ can, bán biên liên và yếu tố vi lượng như: Selen, iod có tác dụng tăng cường miễn dịch, hỗ trợ giảm viêm, giảm ho và giảm các triệu chứng của viêm đường hô hấp. Đặc biệt, Sản phẩm chứa Fibrolysin này còn được chiết xuất bằng công nghệ lượng tử giúp loại bỏ hoàn toàn chất độc hại và đảm bảo chiết được tối đa hoạt chất, giúp sản phẩm phát huy tác dụng tối đa.

Như vậy, để phòng ngừa viêm phế quản, bạn nên thực hiện một chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống đầy đủ và kết hợp sử dụng sớm Sản phẩm hỗ trợ có thành phần chính là Fibrolysin mỗi ngày.

Việt An (Theo bswhealth.com)

 

TPBVSK Bảo Phế Vương – Dùng cho người bị khó thở, ho khan, ho có đờm, viêm phổi, viêm phế quản

Bảo Phế Vương với thành phần chính là Fibrolysin và nhiều thảo dược (cao xạ đen, chiết xuất nhũ hương, cao bán biên liên, cao tạo giác), hỗ trợ thanh phế, giảm viêm, giảm đờm, giảm ho, giúp giảm triệu chứng viêm phổi, viêm phế quản.

Bảo Phế Vương dùng cho người bị khó thở, ho khan, ho có đờm, viêm phổi, viêm phế quản.

XNQC: 000268/2019/ATTP-XNQC

Tiếp thị bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu

Địa chỉ: 171 Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội

Liên hệ: 024.38461530 – 028.62647169.

*Sản phẩm có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp