Thực phẩm, đồ uống ngày Tết dễ tương tác với thuốc

Một vài thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn ngày Tết dễ tương tác với thuốc

Dùng than hoạt tính làm màu thực phẩm: Cần thận trọng tương tác thuốc

Cẩn trọng khi sử dụng một số TPCN phổ biến

Tương tác thuốc có thể gây xuất huyết ở người bị rối loạn nhịp tim

Bệnh nhân suy tim cần đặc biệt cẩn thận với tương tác thuốc

Tương tác giữa thuốc và thực phẩm, đồ uống có thể xảy ra khi dưỡng chất, hoạt chất trong thực phẩm ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa dược chất. Hệ quả là dược lực có thể tăng hoặc giảm, tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ, khiến thuốc không đem lại hiệu quả mong muốn.

Một số món ăn, thức uống quen thuộc trong ngày Tết cũng thuộc nhóm thường có tương tác với thuốc.

Đồ uống có cồn và thuốc giảm đau acetaminophen

Rượu bia làm tăng nguy cơ tổn thương gan khi kết hợp với acetaminophen. Nguy cơ này tăng cao khi bạn thường xuyên uống rượu bia hoặc dùng thuốc giảm đau, hạ sốt chứa acetaminophen thường xuyên. Người uống trên 3 đơn vị đồ uống có cồn mỗi ngày không nên tự ý dùng acetaminophen, hoặc methotrexate.

Bưởi và statin, thuốc chẹn kênh calci

Bưởi là trái cây được ưa thích trong ngày Tết. Tuy nhiên, người đang dùng statin hạ mỡ máu hoặc thuốc chẹn kênh calci (dùng trong điều trị huyết áp, đau thắt ngực) nên tránh các món ăn, đồ uống chứa bưởi.

Bưởi chứa hoạt chất có thể ức chế enzyme CYP3A4 có nhiệm vụ chuyển hóa thuốc. Uống quá nhiều nước ép bưởi hoặc ăn bưởi khiến nồng độ các loại thuốc này trong máu tăng cao, gây khó khăn cho việc kiểm soát liều lượng và có thể dẫn đến nồng độ thuốc nguy hiểm trong cơ thể.

Tác dụng phụ này không xảy ra với các thức uống từ quả cam chanh khác, nên bạn có thể uống nước cam.

Phô mai lâu năm và thuốc ức chế MAOI

Người dùng thuốc ức chế MAO ăn thực phẩm chứa tyramine như phô mai để lâu có thể bị tăng huyết áp nghiêm trọng

Người dùng thuốc ức chế MAO ăn thực phẩm chứa tyramine như phô mai để lâu có thể bị tăng huyết áp nghiêm trọng

Thuốc ức chế MAOI bao gồm isocarboxazid, tranylcypromine, và phenelzine… được dùng để điều trị trầm cảm. Tuy nhiên, các thuốc này ức chế khả năng cơ thể phân hủy một chất hóa học gọi là tyramine trong thực phẩm.

Ăn thực phẩm chứa nhiều tyramine như phô mai lên men, một vài loại rượu vang, cá muối… có thể dẫn đến cơn tăng huyết áp cấp tính nguy hiểm.

Thực phẩm giàu vitamin K và thuốc làm loãng máu như warfarin

Vitamin K là chất giúp đông máu có nhiều trong các thực phẩm như bông cải xanh, cải Brussels, bắp cải, cải xoăn, rau bina. Vitamin K có thể làm giảm khả năng làm loãng máu của thuốc. Khi bạn bắt đầu dùng warfarin, hãy duy trì một chế độ ăn uống phù hợp và không đột ngột ăn quá nhiều rau xanh.

Thuốc điều trị suy giáp và thức ăn

Các loại thuốc điều trị suy giáp như levothyroxine giúp bổ sung tuyến giáp khi cơ thể không sản sinh đủ hormone. Sử dụng lượng thuốc thừa hoặc thiếu đều có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn như hồi hộp, đánh trống ngực, tiêu chảy, lạnh chân tay… Thức ăn và một số loại thuốc có thể làm giảm lượng thuốc levothyroxine hấp thu từ đường ruột vào máu. Vì vậy, nên uống thuốc điều trị suy giảm khi đói, trước ăn ít nhất 30 phút. Thức ăn cản trở hấp thụ thuốc tại ruột non, ảnh hưởng đến liều thuốc cần có.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp