Nam giới lo ngại rụng tóc khi bổ sung creatine nhằm tăng cơ bắp
Tăng hiệu suất tập luyện với creatine
Người ăn chay cần bổ sung chất này để bảo vệ bộ não
Sai lầm trong ăn uống cản trở sự phát triển cơ bắp
Nên ăn bao nhiêu protein và ăn thời điểm nào để phát triển cơ bắp tối ưu?
Creatine và thực hư gây rụng tóc
Creatine là hợp chất giúp cơ bắp sản xuất năng lượng trong quá trình vận động nặng hoặc tập thể dục cường độ cao. Trong cơ thể người, 95% creatine tập trung ở cơ bắp. Vì vậy, bổ sung dưỡng chất này được chứng minh giúp tăng sức mạnh cơ bắp đáng kể khi kết hợp với hình thức tập thể lực, tập tạ.
Creatine là thực phẩm chức năng khá an toàn, đi kèm một số tác dụng phụ như co cơ, mất nước. Tuy nhiên, nỗi lo của nhiều anh em dùng creatine là nguy cơ rụng tóc, hói sớm.
Theo Tiến sĩ Jose Antonio - chuyên gia sinh lý học thể thao tại Đại học Nova Southeastern (Mỹ), trong hơn 500 nghiên cứu khoa học hiện có về creatine, chưa có bằng chứng nào cho thấy thực phẩm bổ sung này gây rụng tóc.
“Tiếng xấu” về creatine bắt nguồn từ một nghiên cứu duy nhất được thực hiện vào năm 2009 tại Nam Phi, trên một nhóm cầu thủ bóng bầu dục rugby ở tuổi sinh viên. Họ sử dụng creatine hàng ngày trong vòng 3 tuần. Nghiên cứu cho thấy nồng độ dihydrotestosterone (DHT) – một hormone sinh dục nam – tăng cao. DHT được chứng minh có ảnh hưởng tới các nang tóc, khiến chu kỳ mọc tóc ngắn lại và làm tóc thưa dần.
Tiến sĩ Antonio đã cùng một nhóm nhà nghiên cứu quốc tế khác xem xét kỹ càng về kết quả trên và kết luận, không cầu thủ nào trong nghiên cứu trên thực sự có triệu chứng rụng tóc do dùng creatine. Khi bắt đầu nghiên cứu, chỉ số DHT ở người dùng creatine vốn đã thấp hơn nhóm người dùng giả dược. Dù có tăng, kết quả sau nghiên cứu vẫn ở trong ngưỡng bình thường.
Bổ sung creatine ra sao cho an toàn?
Tiến sĩ Antonio cho biết, nhiều nghiên cứu đã chứng minh creatine có nhiều lợi ích với người tập thể hình, đồng thời giúp cải thiện trí nhớ và chức năng não bộ. Sử dụng creatine kết hợp với việc tập luyện có thể làm chậm tốc độ mất cơ do lão hóa, thậm chí đảo ngược quá trình này.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) không phê duyệt creatine là thuốc. Tuy nhiên, hoạt chất này được chứng nhận an toàn GRAS, tức an toàn khi sử dụng thông thường. Tác dụng phụ đi kèm khi dùng creatine thường là tăng cân, chủ yếu là tăng các khối cơ nạc.
Một số báo cáo ghi nhận hiện tượng tổn thương thận, tăng mỡ máu, vấn đề về tim, tiêu chảy; Nhưng không có bằng chứng cho thấy creatine gây ra triệu chứng trên. Dù vậy, người có bệnh lý nền tại thận nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng creatine.
Creatine có nhiều trong các chế phẩm từ động vật như thịt bò, thịt gia cầm, trứng, cá, sữa… Người ăn chay có thể nhận được nhiều lợi ích sức khỏe khi dùng thực phẩm bổ sung creatine.
Creatine trên thị trường được bán dưới dạng bột, viên, thanh bổ sung năng lượng hoặc thức uống pha sẵn. Liều lượng khuyến nghị khi bổ sung creatine là 3-5gr/ngày.
Bình luận của bạn