Các bà bầu có thể vô tình mắc phải nhiều sai lầm trong quá trình mang thai.
Bà bầu nên tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ là hợp lý?
Tầm quan trọng của acid folic với phụ nữ mang thai
“Điểm mặt” 7 loại trái cây tốt cho sức khỏe bà bầu
4 tư thế yoga tốt nhất cho bà bầu
Ăn cho 2 người
Người phụ nữ mang thai thường được nhắc nhở là cần ăn thật nhiều bởi không chỉ ăn cho bản thân mà còn cho em bé trong bụng. Tuy nhiên, hàng ngày bạn chỉ cần khoảng 1.800 đến 2.000 calo. Hãy lưu ý, việc tăng cân quá mức trong khi mang thai có thể khiến bạn gặp các tình trạng như tiền sản giật, bệnh đái tháo đường thai kỳ và nhiều vấn đề sức khỏe khác sau sinh.
Nên làm: Hãy chú ý ngay đến chế độ dinh dưỡng khi mang thai. Bổ sung thêm trái cây, rau xanh, các loại hạt và trứng. Có thể chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày và luôn uống đủ nước.
2. Tự ý uống thuốc
Bạn không nên tự ý sử dụng thuốc kháng acid, paracetamol hoặc thậm chí là kem mụn và các loại thuốc khác khi bạn đang mang thai. Uống thuốc không theo chỉ định có thể có ảnh hưởng xấu đến quá trình mang thai của bạn, thậm chí dẫn đến những bất thường bẩm sinh của em bé.
Nên làm: Chỉ uống thuốc được kê đơn bởi bác sỹ. Nếu vitamin và sắt đang khiến bạn cảm thấy buồn nôn, đau đầu và mụn trứng cá là vấn đề, bạn nên tham vấn bác sỹ để được chỉ dẫn hướng cải thiện.
3. Ngủ không đủ
Những thay đổi về nội tiết tố khi mang thai đòi hỏi bạn cần nghỉ ngơi nhiều hơn. Ngoài ra, cơ thể bạn cũng cần đủ sức khỏe để trải qua cuộc chuyển dạ và sinh nở.
Nên làm: Bạn nên đảm bảo số giờ ngủ mỗi ngày là 7 đến 8 tiếng. Bên cạnh đó, chất lượng giấc ngủ cũng là vấn đề cần ưu tiên hàng đầu. Sau khi ngủ dậy, cơ thể bạn cảm thấy thoải mái, nhiều năng lượng thì đó mới là một giấc ngủ chất lượng.
4. Ăn quá nhiều đồ ngọt
Việc hạn chế lượng đường sẽ giúp bạn ngăn chặn nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ và các vấn đề liên quan khác.
Nên làm: Thay các sản phẩm kẹo bánh bằng các loại trái cây, thay đường và chất tạo ngọt bằng mật ong, không tích trữ bánh, kẹo, kem, đồ ngọt trong nhà,... Tuy nhiên, bạn cũng không cần kiêng khem quá kỹ, một cái kẹo khi chỉ số đường huyết hoặc tình trạng sức khỏe của bạn và bé ổn định cũng không quá gây hại.
5. Không tập thể dục
Nếu là một người lười tập thể dục, bạn sẽ tìm lý do để ngồi lại và thư giãn. Tập thể dục giúp chống lại các hormone căng thẳng, tăng cường lưu thông, chuẩn bị cho quá trình sinh nở và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.
Chú ý: Hãy nhớ chọn lọc động tác hoặc tập các bài dành riêng cho bà bầu. Bạn cũng có thể nhờ một huấn luyện viên để giúp bạn lên kế hoạch tập luyện.
6. Không tham gia lớp học tiền sản
Nhiều người nói rằng không cần tham gia lớp học tiền sản và chỉ cần tự mình tìm hiểu thêm thông tin về việc mang thai. Nhưng khi tham gia lớp học, bạn được hướng dẫn cụ thể và thực tế về cách chăm sóc sức khỏe trước và sau sinh? Làm thế nào để cho con bú đúng cách? Ăn gì để cho con bú tốt? Những bài tập nào khi mang thai? Chắc chắn sẽ có gia đình giúp bạn. Nhưng tốt hơn hết là bạn hãy chủ động làm điều đó. Các lớp học tiền sản sẽ cung cấp cho bạn tất cả những thông tin cần thiết khi mang thai và chuẩn bị tâm lý cho bạn về việc sinh nở.
Nên làm: Tham gia một lớp học trong 3 tháng đầu tiên mang thai. Khi đó, bạn sẽ có rất nhiều thời gian học hỏi và thực hành để tốt cho bạn và em bé.
7. Kiêng quá nhiều đồ theo quan niệm dân gian
Khi mang thai, điều mà chị em lo nhất là những "tin đồn" về thực phẩm này, thực phẩm kia có nguy cơ gây sảy thai hay không tốt cho thai nhi nên không dám ăn gì. Khi bạn làm vậy, thai có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng cao. Bạn chỉ cần kiêng những thực phẩm mà khoa học đã chứng minh là không tốt trong quá trình mang thai (ví dụ như đu đủ xanh, dứa, gan động vật, cá chứa nhiều thủy ngân,...).
Nên biết: Về bản chất, bất kỳ thực phẩm nào cũng một lượng dinh dưỡng nhất định. Nếu ăn với số lượng ít, vừa phải thì không hề gây hại cho cơ thể. Chỉ khi nào ăn quá nhiều và thường xuyên mới có nguy cơ dọa sảy thai. Bạn cần lắng nghe và theo dõi cơ thể mình bởi những thay đổi nhỏ cũng có thể phản ánh vấn đề sức khỏe lớn.
Bình luận của bạn