Tại sao phụ nữ mang thai thường bị hôi miệng? (Ảnh minh họa)
Khắc phục tình trạng hôi miệng do ăn kiêng theo chế độ Keto thế nào?
Ngăn ngừa hơi thở có mùi khi đeo khẩu trang thường xuyên
“Điểm mặt” những thực phẩm gây hôi miệng bạn đang ăn hàng ngày
“Điểm mặt” những thực phẩm gây hôi miệng bạn đang ăn hàng ngày
Nguyên nhân bà bầu thường bị hôi miệng
Hôi miệng khi mang thai là hiện tượng phổ biến, và thường xảy ra do những biến đổi trong cơ thể. Mùi hôi miệng xuất phát từ các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi, trong đó chủ yếu là hydrogen sulfide và methyl mercaptan. Nhiều vi khuẩn trong miệng sản xuất ra những chất này dẫn tới mùi hôi.
Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôi miệng khi mang thai:
Thay đổi nội tiết tố
Các hormone tăng lên trong cơ thể khiến miệng trở thành nơi sản sinh lý tưởng cho các mảng bám. Sự gia tăng nồng đồ estrogen và progesterone có thể làm trầm trọng thêm phản ứng của nướu răng với các mảng bám, gây ra viêm nướu. Nướu bị sưng tạo ra các túi - nơi thức ăn đọng lại và gây mùi hôi.
Ốm nghén
Ốm nghén là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng khi mang thai
Phụ nữ mang thai thường có biểu hiện buồn nôn và nôn do ốm nghén trong thai kỳ. Nôn mửa thường xuyên sẽ tạo ra môi trường acid trong miệng và tiếp đó là quá trình hủy khoáng của răng. Điều đó làm thức ăn dễ bám vào răng hơn, dẫn đến sâu răng, tạo ra mùi khó chịu.
Các bệnh lý về răng
Trong thời gian mang thai, bà bầu có nguy cơ bị viêm răng lợi cao hơn bình thường. Nó có thể xuất hiện từ tháng thứ 2 của thai kỳ và kéo dài đến tận tháng thứ 6, ở nhiều người còn lâu hơn. Sự thay đổi của các hormone thời kỳ thai nghén làm giảm miễn dịch của lợi đối với vi khuẩn. Thời kỳ này thuận lợi cho sự ra tăng và xâm nhập của vi khuẩn trong khoang miệng, từ đó gây hôi miệng cho bà bầu.
Chế độ ăn uống
Trong giai đoạn mang thai, bữa ăn của bà bầu được chia thành nhiều bữa nhỏ, thêm phần rất thích ăn đồ ngọt, nếu như không làm sạch răng miệng một cách kỹ lưỡng thì đó chính là môi trường thuận lợi sản sinh ra những vi khuẩn gây mùi trong miệng.
Làm thế nào để trị hôi miệng khi mang thai?
Xử trí hôi miệng không phải lúc nào cũng cần tới can thiệp y tế. Một số biện pháp tự làm ở nhà cũng có thể giúp khắc phục hôi miệng.
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, đây là bước đầu tiên để bảo vệ răng miệng hiệu quả.
- Dùng nước muối ấm hoặc nước súc miệng không chứa cồn sau khi ăn.
- Uống nhiều nước để giảm bớt tình trạng khô miệng và ngăn ngừa hôi miệng.
- Dùng chỉ nha khoa hàng ngày để không cho những mảng thức ăn mắc kẹt giữa các kẽ răng.
- Sử dụng các loại bàn chải đánh răng mềm mại để không làm tổn thương lợi.
- Không ăn các thức ăn chứa mùi nồng (tỏi, hành,...) hoặc đánh răng ngay sau khi ăn chúng.
- Ăn thực phẩm giàu chất xơ vì chúng có tác dụng làm sạch những mảng bám mềm trên răng. Đồng thời, thực phẩm giàu chất xơ cũng giúp cải thiện tiêu hóa.
- Kiểm tra răng miệng thường xuyên, khuyến cáo là 6 tháng/lần.
Bà bầu bị hôi miệng khi nào cần gặp bác sỹ?
Nếu gặp phải các tình trạng sau bà bầu cần đến gặp bác sỹ ngay:
- Nướu chảy máu
- Răng hoặc nướu bị đau
- Cảm giác nóng rát trong miệng
- Có vị kim loại trong miệng
- Mủ chảy ra từ nướu.
Bình luận của bạn