5 thói quen làm trầm trọng hơn chứng trầm cảm

Hiện nay, trầm cảm đã không còn là cắn bệnh quá hiếm gặp và đang có xu hướng gia tăng mạnh ở giới trẻ

Giải đáp: Trầm cảm có di truyền không?

Tại sao chứng trầm cảm ở người trẻ lại đạt mức cao kỷ lục?

Vì sao bóng đêm làm tăng các triệu chứng trầm cảm?

Trầm cảm sau sinh & câu chuyện hồi phục cả gia đình

1. Bỏ bê bản thân

Mệt mỏi triền miên và sự thiếu hụt năng lượng là những biểu hiện đặc trưng của trầm cảm nặng. Khi mắc phải căn bệnh này, ngay cả việc đơn giản như rời khỏi giường cũng trở thành một thử thách lớn chưa kể tới chăm sóc bản thân một cách toàn diện. Tuy nhiên, việc chú trọng đến các nhu cầu cơ bản như vệ sinh, dinh dưỡng và vận động dù không phải là phương pháp chữa trị nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của người bệnh.

“Một trong những sai lầm nghiêm trọng nhất mà những người mắc chứng trầm cảm thường mắc phải là việc không chú trọng đến việc chăm sóc bản thân một cách đầy đủ”, Tiến sĩ Zishan Khan, bác sĩ tâm thần tại Bệnh viện Mindpath Health (Mỹ), chia sẻ. Việc liên tục bỏ qua các tín hiệu mà cơ thể gửi đến và đẩy bản thân vượt quá giới hạn có thể khiến tình trạng trầm cảm trở nên trầm trọng hơn, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình điều trị.

Bên cạnh đó, TS. Khan chia sẻ một vài bí quyết giúp người bệnh tự chăm sóc hiệu quả như:

- Cố gắng ăn nhiều trái cây, protein, rau và ngũ cốc nguyên hạt.

- Tập thể dục đều đặn vào các ngày trong tuần.

- Lên kế hoạch “vệ sinh” giấc ngủ tốt như giữ phòng ngủ tối, mát mẻ, yên tĩnh, tránh xa rượu và nicotine trước khi ngủ.

2. Đánh giá bản thân dựa trên cảm xúc cá nhân

Thường xuyên rơi vào vòng xoáy tự trách, những người mắc trầm cảm nặng thường đổ lỗi cho bản thân về những hạn chế do bệnh gây ra. Việc tự đánh giá khắc nghiệt này vô hình trung càng làm gia tăng gánh nặng tâm lý, khiến quá trình hồi phục trở nên gian nan hơn.

Dưới góc độ chuyên môn, Tiến sĩ Alice Hua, nhà tâm lý học tại California (Mỹ), đã chia sẻ một quan điểm về những thách thức mà người mắc trầm cảm thường đối mặt. Theo TS. Hua, sự kỳ thị xã hội đối với bệnh trầm cảm khiến nhiều người tự đánh giá bản thân một cách khắt khe khi có những suy nghĩ tiêu cực. Đây là một phản ứng hoàn toàn tự nhiên trong bối cảnh hiện nay.

Để vượt qua những suy nghĩ tự chỉ trích này, TS. Hua gợi ý một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả: hãy dành thời gian để quan sát và phân tích những suy nghĩ tiêu cực đó. Thay vì tự trách móc, hãy cố gắng diễn đạt lại chúng theo một cách tích cực hơn, tập trung vào việc tìm kiếm sự hỗ trợ và thấu hiểu bản thân.

Những triệu chứng của bệnh trầm cảm

Những triệu chứng của bệnh trầm cảm

3. Cô lập bản thân khỏi người thân

Người mắc trầm cảm thường có xu hướng xa lánh xã hội. Dù việc tương tác với người khác có thể rất khó khăn nhưng việc duy trì các mối quan hệ vẫn vô cùng quan trọng. Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng tương tác xã hội tích cực có thể mang lại những lợi ích đáng kể cho sức khỏe tinh thần. Khi chúng ta dành thời gian cho những người mình yêu quý, não bộ sẽ tiết ra oxytocin - hormone có tác dụng nâng cao tâm trạng và giảm căng thẳng.

Một nghiên cứu được đăng tải năm 2021 trên Tạp chí Quan hệ xã hội và Cá nhân (Journal of Social and Personal Relationships) đã chỉ ra rằng việc tương tác xã hội sâu sắc và thường xuyên là một "lá chắn" hiệu quả bảo vệ chúng ta khỏi những cảm xúc tiêu cực như chán nản và cô đơn. Ngay cả khi bạn không phải là người quá hướng ngoại, việc chủ động mở rộng các mối quan hệ xã hội cũng đủ để mang lại những tác động tích cực.

4. Cố gắng né tránh cảm xúc

Những cá nhân mắc chứng rối loạn trầm cảm thường phải đối mặt với một cuộc chiến nội tâm trước những cảm xúc tiêu cực như tội lỗi, tuyệt vọng, buồn bã và cảm giác vô giá trị. Mặc dù những cảm xúc này có thể gây ra sự khó chịu tột độ, việc cố gắng kìm nén chúng lại càng khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

Theo TS. Hua, việc né tránh cảm xúc tiêu cực chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng và tạo ra một vòng luẩn quẩn khó thoát. Thay vào đó, việc dành thời gian để quan sát và hiểu rõ những cảm xúc này hoặc chia sẻ chúng với chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể là một bước đi hữu ích trong quá trình điều trị.

5. Lạm dụng rượu bia hoặc ma tuý

Để đối phó với những cảm xúc tiêu cực như khó chịu, một số người tìm đến các chất kích thích như ma túy và rượu. Thực tế cho thấy, những cá nhân mắc chứng trầm cảm nặng có tỷ lệ mắc đồng thời rối loạn sử dụng chất cao hơn so với người bình thường.

Mặc dù rượu và ma túy có thể mang đến những khoảnh khắc thư thái nhất thời, chúng lại là con dao hai lưỡi, gây ra những tổn thương sâu sắc về lâu dài. Chính vì thế, nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, cần thông báo cho bác sĩ điều trị ngay lập tức. Đặc biệt, khi đang sử dụng các loại thuốc tác động đến thần kinh như thuốc chống trầm cảm hay benzodiazepine, tương tác giữa thuốc và chất kích thích có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

 
Hà Chi (Theo Everyday Heath)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh