Cách giảm acid uric trong máu hiệu quả, an toàn

Nồng độ acid uric trong máu tăng cao có thể dẫn đến bệnh Gout.

Tránh ăn gì để giảm acid uric ngăn ngừa bệnh gout?

Đồ uống giúp phòng ngừa và cải thiện bệnh gout

Tăng acid uric máu nguy hiểm như thế nào?

Cách giảm acid uric trong máu bằng sản phẩm thảo dược

Chỉ số acid uric là gì?

Acid uric là một hợp chất được tạo ra trong cơ thể do sự phân hủy của nhân purine. Thông thường, acid uric được bài tiết ra ngoài qua nước tiểu khoảng 80%, còn lại 20% bài tiết qua mồ hôi và hệ tiêu hóa.

Nồng độ acid uric trong máu ở người bình thường luôn duy trì ở mức ổn định là: 420 micromol/l (đối với nam) và 360 micromol/l (đối với nữ). Nồng độ acid uric máu tăng quá mức cho phép trong thời gian dài mà không được kiểm soát sẽ dẫn đến một số bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là bệnh gout.

Bệnh gout thường gây ra những cơn đau đột ngột và dữ dội, làm sưng tấy ở các khớp chân và tay. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể diễn biến nặng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trên khớp, thận như nổi cục tophi, suy thận…

Cách giảm acid uric hiệu quả

Có khá nhiều phương pháp giúp giảm acid uric máu an toàn, hiệu quả mà có thể thực hiện ngay tại nhà. Một số phương pháp được nhiều người áp dụng như:

Hạn chế thực phẩm giàu purine

Purine là hợp chất tự nhiên có sẵn trong một số thực phẩm. Khi cơ thể giáng hóa purine, acid uric sẽ được tạo thành. Quá trình chuyển hóa thực phẩm giàu purine có thể làm tăng acid uric máu dẫn đến bệnh gout. Do đó, để kiểm soát chỉ số acid uric máu, bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có hàm lượng purin cao như thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật…

Tuy nhiên, cần lưu ý là vẫn có một số thực phẩm chứa nhiều purine nhưng lại tốt cho sức khỏe. Thêm vào đó, nếu cắt giảm hoàn toàn các thực phẩm này ra khỏi bữa ăn hàng ngày có thể dẫn đến thiếu dinh dưỡng, suy nhược. Vì vậy, mục tiêu nên là giảm lượng purine chứ không phải loại bỏ hoàn toàn.

Bổ sung thực phẩm có hàm lượng purine thấp

Thay thế các loại thực phẩm nhiều purine sang thực phẩm ít purine như:

- Các sản phẩm sữa ít béo hoặc không béo.

- Bơ lạc (đậu phộng) và hầu hết các loại hạt có vỏ cứng.

- Các loại trái cây và rau xanh.

- Gạo nguyên hạt, bánh mì và khoai tây.

Tránh các loại thuốc làm tăng acid uric

Bên cạnh thực phẩm, có một số loại thuốc cũng có thể làm tăng acid uric máu như:

- Thuốc lợi tiểu: Furosemide và hydrochlorothiazide.

- Sử dụng các thuốc ức chế tế bào để điều trị các bệnh ác tính; thuốc chống lao (ethambutol, pyrazinamide).

- Thuốc Aspirin liều thấp.

Tuy nhiên, các thuốc kể trên có thể mang lại lợi ích thiết yếu cho sức khỏe, vì vậy nên nói chuyện với bác sĩ trước khi thay đổi bất kỳ loại thuốc nào.

Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý

Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout, đặc biệt là ở những người trẻ. Thêm vào đó, thừa cân cũng làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa. Điều này có thể khiến bệnh gout nhanh chóng tiến triển nặng và mắc thêm một số bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, tăng cholesterol máu… 

Nhưng ngược lại, việc giảm cân quá nhanh, đặc biệt là khi nhịn ăn, có thể làm tăng nồng độ acid uric. Vì vậy, nên lập kế hoạch giảm cân bền vững, lựa chọn chế độ ăn uống khoa học, luyện tập thể dục đều đặn.

Tránh rượu và đồ uống có đường

Uống nhiều rượu và đồ uống có đường có thể làm bệnh gout tiến triển nhanh hơn. Rượu và đồ uống chứa nhiều đường cũng bổ sung một lượng calo không cần thiết cho cơ thể, gây tăng cân và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất.

Sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược

 

Bên cạnh việc quan tâm đến chế độ ăn uống và tập thể dục thường xuyên, để tăng cường hiệu quả giảm acid uric máu, hiện nay nhiều người lựa chọn dùng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược. Nổi bật trong các sản phẩm từ thảo dược này là viên uống có chứa thành phần chính từ trạch tả.

Trạch tả đã được nhiều nghiên cứu chứng minh có tác dụng lợi tiểu, tăng cường đào thải acid uric. Nhờ cơ chế tác dụng đó, trạch tả có khả năng giúp kiểm soát nồng độ acid uric máu và ngăn ngừa tái phát cơn gout cấp hiệu quả. Khi kết hợp trạch tả với những thảo dược quý khác như nhàu, thổ phục linh, hoàng bá, ba kích… trong một sản phẩm sẽ hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau khớp trong cơn gout cấp, hỗ trợ giảm acid uric máu về mức ổn định.

Sản phẩm có thành phần chính từ trạch tả đã được nghiên cứu tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trên người bệnh gout. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 88,9% người bệnh có nồng độ acid uric máu trở về ngưỡng ổn định sau 6 tháng sử dụng; 96,4% người bệnh gout hết sưng đau khớp sau 3-4 ngày và không có cơn gout cấp tái phát. Trong cả quá trình tham gia nghiên cứu, không có trường hợp nào gặp phải tác dụng phụ trên gan, thận và cơ quan tạo máu.

Các phương pháp giúp cải thiện tình trạng tăng acid uric máu khá đa dạng. Để có thể nhanh chóng kiểm soát được chỉ số acid uric máu và ngăn ngừa bệnh gout tiến triển, người bệnh cần kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống, luyện tập thể dục và sử dụng sản phẩm có thành phần chính từ trạch tả mỗi ngày.

Việt An

 

TPBVSK Hoàng Thống Phong - Hỗ trợ cho người bệnh gút

htp-13460790-220801134607

Tiếp thị bởi: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM Á ÂU

Địa chỉ: 171 Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội

ĐT: 024. 38461530 - 028. 62647169

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp