Phân biệt giảm cân và giảm mỡ

Làm thế nào để giảm mỡ hiệu quả?

Thận trọng khi dùng berberine với mục tiêu giảm cân

7 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư máu

Lợi ích và rủi ro khi phẫu thuật giảm cân

4 động tác giãn cơ giúp giảm đau nhức cơ bắp

Sự khác nhau giữa giảm cân và giảm mỡ

Giảm cân đề cập đến việc giảm trọng lượng cơ thể tổng thể, trong khi giảm mỡ liên quan đến việc giảm tỷ lệ mỡ cơ thể.

Nếu bạn đang cố gắng giảm cân, bạn có thể giảm cân từ nhiều nguồn khác nhau, gồm giảm mỡ, cơ và nước. Trong một số trường hợp, giảm cân là kết quả của giảm khối lượng cơ hoặc nước hơn là giảm mỡ cơ thể.

Trường hợp bạn đang cố gắng giảm mỡ cơ thể, bạn sẽ tập trung vào giảm tỷ lệ mỡ trong khi vẫn duy trì hoặc tăng khối lượng cơ bắp. Giảm mỡ đạt được nhờ kết hợp giữa chế độ ăn kiêng và tập thể dục đúng cách để thúc đẩy quá trình giảm mỡ trong khi vẫn giữ khối lượng cơ. Dù giảm cân hay giảm mỡ, cả hai đều cần sự kiên nhẫn và kiên trì để có kết quả bền vững.

Lợi ích của giảm cân

- Giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường type 2, tăng huyết áp, bệnh tim và một số loại ung thư.

- Cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách hạ huyết áp ở người bị tăng huyết áp, giảm mức cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

- Tăng khả năng vận động như cải thiện sức khỏe khớp và giảm đau khớp, giúp bạn di chuyển và tham gia các hoạt động thể chất dễ dàng hơn.

- Ngủ ngon hơn, cải thiện chất lượng giấc ngủ bằng cách giảm nguy cơ bị ngưng thở khi ngủ và ngáy.

- Cải thiện tâm trạng, tăng sự tự tin và giảm các triệu chứng trầm cảm và lo âu.

- Tăng năng lượng do việc giảm được cân giúp bạn làm việc hiệu quả hơn và tham gia vào các hoạt động hàng ngày.

- Tăng khả năng sinh sản do giảm cân giúp điều chỉnh các hormone nội tiết tố và cải thiện chức năng sinh sản.

- Giảm cân có thể làm giảm viêm trong cơ thể, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Lợi ích của giảm mỡ

- Cải thiện sức khỏe tổng thể: Mỡ dư thừa có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe, gồm bệnh tim, đái tháo đường và một số loại ung thư. Giảm tỷ lệ mỡ cơ thể giúp giảm các nguy cơ này.

- Tăng mức năng lượng: Mang theo lượng mỡ dư thừa trong cơ thể khiến các hoạt động hàng ngày trở nên mệt mỏi và khó khăn hơn. Giảm mỡ giúp cải thiện mức năng lượng và làm cho hoạt động thể chất trở nên dễ dàng và thú vị hơn.

- Cải thiện khả năng thể chất: Đối với các vận động viên hoặc cá nhân thích hoạt động thể chất, việc giảm tỷ lệ mỡ cơ thể làm tăng khối lượng cơ và cải thiện sức bền, do đó cải thiện khả năng thể thao.

- Vóc dáng săn chắc: Giảm tỷ lệ mỡ trong khi vẫn duy trì hoặc tăng khối lượng cơ bắp giúp bạn có vóc dáng săn chắc và năng động hơn.

- Tăng sự tự tin: Đạt được mục tiêu giảm mỡ giúp cải thiện sự tự tin, tác động tích cực đến các mối quan hệ và công việc. Ngoài ra, khi giảm mỡ, việc tham gia vào các hoạt động thể chất thường xuyên hơn cũng giúp cải thiện tâm trạng.

- Cải thiện giấc ngủ: Cơ thể dư thừa mỡ có liên quan đến chứng ngưng thở khi ngủ và các rối loạn giấc ngủ khác. Giảm mỡ thừa vì thế giúp giảm nguy cơ gặp các vấn đề ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Cách giảm mỡ hiệu quả

Làm sao để giảm mỡ bền vững?

Làm sao để giảm mỡ bền vững?

- Thâm hụt calo: Đây là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm mỡ cơ thể. Liên quan đến việc lượng calo nạp vào ít hơn lượng calo mà cơ thể đốt cháy và tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh để giảm cân như giảm khẩu phần ăn, chọn thực phẩm ít calo, tránh đồ ăn vặt và đồ uống nhiều calo.

- Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục thường xuyên và các bài tập giảm cân giúp đốt cháy calo, tăng cơ bắp và tăng cường trao đổi chất. Hướng đến kết hợp giữa các bài tập rèn luyện sức mạnh và bài tập tim mạch để giúp giảm mỡ cơ thể.

- Chế độ ăn uống cân bằng: Ăn nhiều trái cây, rau, protein nạc và ngũ cốc nguyên hạt giúp giảm mỡ trong cơ thể đồng thời cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu để hỗ trợ sức khỏe tổng thể.

- Tránh thực phẩm chế biến sẵn: Vì thường nhiều calo, đường và chất béo không lành mạnh, đồng thời làm tăng cân và tăng mỡ cơ thể.

- Ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ có thể làm rối loạn hormone điều chỉnh sự thèm ăn và trao đổi chất, dẫn đến tăng cân và tăng lượng mỡ cơ thể. Đặt mục tiêu ngủ 7-8 tiếng mỗi đêm.

- Kiểm soát căng thẳng: Căng thẳng góp phần làm tăng cân và tăng mỡ cơ thể. Tham gia vào các hoạt động giảm căng thẳng như yoga, thiền hoặc các bài tập thở sâu.

Khi thực hiện các biện pháp giảm mỡ này, bạn cũng cần phải theo dõi tiến trình và điều chỉnh khi cần thiết. Theo dõi số đo và tỷ lệ mỡ cơ thể sẽ giúp bạn tuân thủ lộ trình, và có điều chỉnh khi cần thiết. Lưu ý giảm mỡ cần thời gian và sự kiên trì, các biện pháp khắc phục nhanh hoặc chế độ ăn kiêng ngắn hạn có thể không mang lại kết quả lâu dài.

 
Nguyễn Thanh (Theo HealthKart)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp