- Chuyên đề:
- Bệnh run tay chân
Giải tỏa lo lắng, căng thẳng là những điều cần làm để giảm run tay trước đám đông
Cẩn thận với 3 yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson
7 lời khuyên giúp người bệnh Parkinson đi lại dễ dàng hơn
Các bài tập giúp người bệnh Parkinson cải thiện thăng bằng, tránh té ngã
Các bài tập tại nhà với ghế sofa cho người bệnh Parkinson
Dưới đây là một số phương pháp bạn có thể áp dụng để phát biểu, nói trước đám đông không bị run:
Phương pháp 1: Kiểm soát cơn run tay
Bài tập hít thở
Thực hiện bài tập hít thở này có thể giúp làm dịu cơ thể, giảm thiểu lo lắng một cách hiệu quả. Bạn có thể thực hiện bài tập này đôi chút mỗi ngày, ngay cả khi bạn đang bình tĩnh:
- Hít vào từ từ bằng mũi trong khi đếm từ 1 tới 4.
- Giữ hơi thở trong khi đếm từ 1 tới 4.
- Thở ra từ từ bằng miệng trong khi đếm từ 1 tới 4.
- Giữ hơi thở trong khi đếm từ 1 tới 4.
- Lặp lại bài tập này 4 lần.
Cố siết chặt các cơ khác
Trong nhiều trường hợp, tay sẽ giảm run khi bạn chủ động siết chặt một cơ khác, ví dụ như cơ mông hoặc cơ đùi.
Bấm huyệt nhẹ nhàng
Một vài người có thói quen lấy tay ấn vào thái dương hay xoa tay mỗi khi thấy căng thẳng. Trên thực tế, hành động này có thể kích thích các bó dây thần kinh, giải phóng cortisol và giúp làm dịu hệ thần kinh.
Do đó, để thả lỏng, giảm run khi phải nói trước đám đông, bạn có thể bấm huyệt nhẹ tại phần da giữa ngón trỏ và ngón cái.
Đi khám nếu tình trạng run tay quá nghiêm trọng
Căng thẳng, rối loạn lo âu có thể là nguyên nhân chính gây ra tình trạng run tay. Tuy nhiên, một vài vấn đề khác (ví dụ như run vô căn, bệnh tuyến giáp…) cũng có thể góp phần gây run tay, khiến cơn run trầm trọng hơn khi bạn chuẩn bị phát biểu trước đám đông.
Do đó, nếu thấy triệu chứng run tay của mình có xu hướng trở nên trầm trọng hơn, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và tư vấn hướng xử lý phù hợp.
Bạn nên đi khám vì run tay có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân nghiêm trọng
Phương pháp 2: Giữ bình tĩnh trước khi phát biểu trước đám đông
Có giấc ngủ ngon
Thiếu ngủ, mất ngủ có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng run tay. Do đó, bạn nên cố gắng ngủ đủ từ 7 - 9 tiếng/đêm, cũng như nên cố gắng đi ngủ, thức dậy cùng một giờ mỗi ngày.
Luyện tập phát biểu trước mặt người khác
Nếu bạn chỉ luyện nói khi ở một mình, có khả năng bạn vẫn sẽ thấy khá lo lắng khi phải đứng nói trước khán giả thật sự. Do đó, hãy chủ động nhờ bạn bè, người thân giả làm khán giả để bạn tập luyện. Tuy nhiên, vào đêm trước ngày bạn phải phát biểu, đừng tập luyện mà hãy cho phép mình nghỉ ngơi, thư giãn.
Tìm hiểu trước về địa điểm nơi bạn sẽ thực hiện bài phát biểu
Nếu có thể, bạn nên chủ động ghé thăm, thử luyện tập tại địa điểm mình sẽ thực hiện bài phát biểu. Nếu không có cơ hội ghé thăm trước đó, ít nhất bạn cũng nên dành thời gian đến sớm hơn đôi chút để làm quen với môi trường.
Chú ý thư giãn
Trong vài ngày trước khi phát biểu và vào chính ngày phải thực hiện bài phát biểu, bạn nên chú ý thư giãn, tránh các tác nhân gây căng thẳng. Các hoạt động như tắm nước nóng, đọc sách, xem phim hài… có thể giúp bạn thư giãn tốt hơn.
Tập thể dục
Chạy bộ hay thực hiện các hình thức vận động mạnh khác có thể giúp làm giảm nồng độ adrenaline trong cơ thể, từ đó giúp giảm tình trạng run tay một cách tự nhiên.
Thử liệt kê ra những điều khiến bạn thấy lo lắng
Viết ra những điều khiến bạn thấy lo lắng về bài phát biểu có thể giúp bạn xử lý các tình huống này một cách trôi chảy hơn. Ví dụ, nếu lo lắng mình quên mất phải nói gì, hãy ghi “tạm dừng và xem lại ghi chú của mình”.
Tránh bổ sung quá nhiều caffeine
Dù các thức uống có chứa caffeine có thể giúp bạn tỉnh táo, sáng suốt hơn, nhưng bổ sung quá nhiều caffeine lại có thể làm trấm trọng thêm tình trạng run tay chân. Do đó, bạn nên chú ý không bổ sung quá 300mg caffeine/ngày.
Phương pháp 3: Kiểm soát căng thẳng khi phát biểu
Dùng giấy ghi chú nhỏ thay vì một tập giấy lớn
Khi bị run tay, tập giấy lớn có thể dễ dàng bị nhăn nhúm lại, khiến người khác dễ dàng nhận ra bạn đang bị run tay. Do đó, hãy sử dụng các giấy ghi chú nhỏ, hoặc ghi chú luôn ra màn hình thiết bị bạn sử dụng.
Đừng tập trung vào bản thân mà hãy tập trung vào khán giả
Việc tập trung vào bản thân có thể khiến bạn thấy lo lắng hơn. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc truyền tải thông điệp tới khán giả. Hãy nhìn vào khuôn mặt của họ, mỉm cười và biểu cảm theo những điều bạn đang nói. Điều này sẽ giúp bạn thu hút được sự chú ý của khán giả, đồng thời khiến họ phân tâm khỏi tình trạng run tay (nếu có) của bạn.
Kiểm soát cử chỉ
Hãy cố gắng đứng thẳng, thư giãn vai thay vì chỉ tập trung vào đôi tay run. Bạn có thể đặt tay nhẹ nhàng lên bàn hoặc thả lỏng tay hai bên hông. Nếu tay bị run và khiến bạn mất tập trung, hãy tạm ngừng các cử động với bàn tay. Thay vào đó, hãy giữ tay sau lưng hoặc cho tay vào túi.
Tạm dừng để làm dịu sự lo lắng, căng thẳng
Nếu thấy cảm giác lo lắng, run tay nghiêm trọng hơn, bạn có thể tạm ngừng lại để hít thở sâu, uống một ngụm nước… để giúp mình thư giãn.
Tránh đeo các loại trang sức gây tiếng động
Nếu bị run tay, bạn nên tránh đeo các loại đồ trang sức (như vòng tay, đồng hồ…) có thể gây tiếng ồn khi run tay. Nếu có xu hướng rung chân khi lo lắng, bạn cũng nên chú ý chọn giày để không gây tiếng ồn.
Vi Bùi H+ (Theo Wikihow)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện - giúp hỗ trợ giảm run chân tay
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện với thành phần chính từ Thiên ma, Câu đằng giúp hỗ trợ giảm run chân tay, đi đứng run rẩy, nói run run trong bệnh và hội chứng Parkinson, run vô căn, run do rối loạn thần kinh thực vật, run sau tai biến mạch máu não, run ở người cao tuổi.
Sử dụng Vương Lão Kiện thường xuyên để run chân tay không trở thành rào cản trong cuộc sống của bạn!
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0981.238.218.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn