Phụ nữ là đối tượng có nguy cơ cao bị loãng xương
5 lời khuyên giúp bà bầu giữ xương chắc khỏe và chống loãng xương
Ăn hạnh nhân thế nào để chống loãng xương?
Bạn bị loãng xương: Áp dụng ngay 5 cách này!
3 lợi ích đáng kinh ngạc của hạt lanh với sức khỏe
TS.BS Anthony Komaroff - Trường Y Harvard (Mỹ), trả lời:
Chào bạn!
Loãng xương hay còn gọi là bệnh giòn xương là hiện tượng suy giảm mật độ xương khiến xương trở nên mỏng dần, yếu, giòn và dễ gãy hơn.
Thật không may là loãng xương thường rất khó phát hiện, bởi nó gần như không có bất cứ triệu chứng nào rõ ràng cho đến khi bệnh tiến triển và khiến bạn bị chấn thương. Ngoại trừ, một số thay đổi thường rất ít người chú ý như: Thay đổi trong tư thế (ví dụ như bạn bị gù lưng) và suy giảm chiều cao, do xương sống của bạn bị cong xuống hoặc những chỗ xương yếu bị nén lại.
Tuy nhiên, loãng xương là tình trạng có thể diễn ra âm thầm trong nhiều năm và cách duy nhất để phát hiện ra bệnh là làm các xét nghiệm kiểm tra mật độ xương.
Do đó, chúng tôi khuyến cáo rằng, tất cả phụ nữ trên 40 tuổi nên đi kiểm tra mật độ xương thường xuyên. Đặc biệt là những người có tiền sử gia đình bị loãng xương, phụ nữ mãn kinh sớm, người da trắng hoặc ở châu Á...
Việc phát hiện sớm các nguy cơ và dấu hiệu của bệnh có thể giúp bác sỹ đưa ra những lời khuyên phù hợp để phòng ngừa loãng xương và làm giảm nguy cơ dẫn đến các vấn đề về xương khớp có liên quan.
Chúc bạn sức khỏe!
Bình luận của bạn