Thuốc chống động kinh có thể gây dị tật thai nhi

Trẻ uống thuốc chống động kinh trong thời gian dài

Mắc bệnh động kinh có thể dùng thực phẩm chức năng không?

Điều trị động kinh: Cần nhất là phát hiện bệnh sớm

Động kinh có chữa khỏi được không?

Sống chung với bệnh động kinh: Không khó

Suy giảm nhận thức và trí tuệ: Tác dụng phụ khá nguy hiểm của một số loại thuốc chống động kinh là làm giảm nhận thức và trí tuệ của bệnh nhân, đặc biệt là ở trẻ em sau một thời gian dài dùng thuốc.

Viêm gan: Thuốc chống động kinh có thể gây viêm gan, nhất là những bệnh nhân có tiền sử dị ứng, nghiện rượu hoặc trẻ em dưới 2 tuổi. Biểu hiện của viêm gan là người mệt mỏi, tiêu hóa kém, sợ mỡ, vàng da, vàng mắt hay bị tiêu chảy... Tác hại này thường xuất hiện sau khoảng 1 - 3 tháng dùng thuốc.

Dị tật thai nhi: Phụ nữ bị động kinh sử dụng thuốc chống động kinh trước và trong thời kỳ mang thai sẽ có nguy cơ cao hơn người bình thường sinh con mắc dị tật. Các dị tật thường gặp là sứt môi, hở hàm ếch và dị dạng về tim mạch.

Mẹ sử dụng thuốc chống động kinh thai nhi có nguy cơ bị dị tật

Thiếu máu: Thiếu máu khi sử dụng thuốc chống động kinh là do các thuốc này làm giảm hấp thu acid folic và vitamin B12 khiến cơ thể thiếu các nguyên liệu cần thiết cho quá trình tạo máu. Khi bị thiếu máu người bệnh thường thấy cơ thể mệt mỏi, da xanh xao, hay bị hoa mắt, chóng mặt. Vì vậy, khi dùng thuốc chống động kinh người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm máu một cách thường xuyên. 

Giảm mật độ xương: Loãng xương là một trong những tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc chống động kinh, nhất là ở phụ nữ tuổi mãn kinh. Nguyên nhân là do các thuốc này làm giảm hấp thu vitamin D ở hệ tiêu hóa. Để hạn chế tác dụng phụ này người bệnh nên bổ sung thêm calci, đồng thời tập thể dục đều đặn và thường xuyên.

Phản ứng dị ứng da: Thông thường các tác dụng không mong muốn của thuốc chống động kinh thường xảy ra trong thời gian đầu điều trị, một trong các tác dụng không mong muốn thường gặp ở giai đoạn này là phản ứng dị ứng da như mày đay, mẩn đỏ... và nguy hiểm nhất là phản ứng phát ban toàn thân (Hội chứng Steven Johnson) có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.

Để hạn chế những tác dụng phụ của thuốc chống động kinh người bệnh cần theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của bản thân, đồng thời cần thông báo ngay cho bác sỹ điều trị nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về sức trong thời gian sử dụng thuốc.

Để nâng cao hiệu quả  điều trị, ngoài sử dụng thuốc thì người bệnh động kinh có thể sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên. Theo nhiều nghiên cứu của cho thấy: Hoạt chất tự nhiên từ Câu đằng có tác dụng rất tốt giúp làm mềm cơ, an thần không gây ngủ, không chỉ có tác dụng chống co giật, Câu đằng còn giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục vận động sau cơn động kinh. Hiện nay, vị thuốc này đã được chiết xuất và bào chế dưới dạng thực phẩm chức năng  rất tiện lợi cho bệnh nhân sử dụng dù là người lớn hay trẻ nhỏ. Nhờ vậy, người bệnh có thể giảm được tần suất các cơn co cứng, co giật do bệnh động kinh gây ra, nhanh chóng hồi phục để trở lại cuộc sống bình thường, đây cũng được coi là một giải pháp an toàn, hiệu quả để người bệnh và người thân trong gia đình bệnh nhân tin tưởng lựa chọn.

Thùy Trang H+ 




Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh