- Chuyên đề:
- Suy nhược thần kinh
Trầm cảm đang trở thành một căn bệnh ngày càng phổ biến
Chảy mồ hôi quá nhiều làm tăng lo âu trầm cảm
Cảm giác căng thẳng, lo lắng có thể xuất phát từ… bụng
Trầm cảm ở nam giới và nữ giới khác nhau như thế nào?
5 dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở người cao tuổi thường bị bỏ qua
Ngồi sai tư thế
Nhiều nghiên cứu cho thấy, tư thế có thể ảnh hưởng tới cảm xúc của bạn. Các nhà tâm lý học người Đức đã tiến hành một nghiên cứu vào năm 2014 trên 30 người. Những người tham gia nghiên cứu được chia thành 2 nhóm: 1 nhóm có tư thế ngồi sụp xuống ghế, trong khi nhóm khác được yêu cầu ngồi thẳng. Cả 2 nhóm phải viết ra những từ tích cực và tiêu cực có liên quan tới bản thân. Sau khi làm họ phân tâm, các nhà nghiên cứu yêu cầu những người tham gia viết lại các từ họ đã đưa ra trước đó.
Ngồi sụp xuống ghế có thể tác động tiêu cực tới tinh thần
Kết quả cho thấy, những người có tư thể ngồi thẳng có xu hướng nhớ lại các từ tích cực, trong khi những người có tư thế ngồi xấu lại có xu hướng nhớ lại những từ tiêu cực. Điều này cho thấy, tư thế ngồi cũng có liên quan tới các bệnh tinh thần của bạn.
Nghiện sử dụng điện thoại
Liên tục sử dụng điện thoại trong ngày có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm, rối loạn lo âu và mất ngủ. Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy mức độ cao của tình trạng trầm cảm và rối loạn lo âu có trực tiếp liên quan tới việc lạm dụng smart phone.
Không uống cà phê
Một số nghiên cứu nhận thấy uống cà phê giúp làm giảm nguy cơ trầm cảm. Theo nghiên cứu được công bố trên Archives of Internal Medicine vào năm 2011, Phụ nữ uống 2 – 3 tách cà phê 1 ngày ít có nguy cơ bị trầm cảm hơn so với những người không uống cà phê.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng cảnh báo không nên vì vậy mà uống quá nhiều cà phê trong ngày.
Hay trì hoãn
Thói quen trì hoãn có thể khiến bạn bỏ lỡ các cơ hội và không có khả năng đáp ứng những mục tiêu tự đặt ra. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới lòng tự trọng và sự tự tin trong cuộc sống – 1 nguy cơ làm tăng cao mức độ căng thẳng dẫn đến trầm cảm.
Dành quá nhiều thời gian trên mạng xã hội
Các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram, Snapchat,… có thể giúp bạn liên lạc với bạn bè và những người thân yêu. Tuy nhiên, nhược điểm là bạn sẽ lãng phí nhiều thời gian quý báu để có thể thực sự tương tác với xã hội.
Ngoài ra, mạng xã hội được cho là có thể mang lại một số cảm giác tiêu cực khi bạn tự so sánh cuộc sống của mình với những người khác, dù trên thực tế bạn đang bỏ lỡ cuộc sống khi dành quá nhiều thời gian trên mạng mà không trực tiếp ra ngoài du lịch hay vui chơi như những người khác.
Cố giữ các mối quan hệ tiêu cực
Nếu bạn không hạnh phúc với bất kỳ mối quan hệ nào – dù là tình bạn, tình đồng nghiệp, tình yêu hay mối quan hệ với các thành viên trong gia đình, tốt hơn hết nên hạn chế mối quan hệ này, đặc biệt là khi bạn cảm thấy mệt mỏi, chán nản sau khi tiếp xúc với họ. Cố giữ các mối quan hệ tiêu cực này chỉ làm ảnh hưởng tới tinh thần của bạn, tăng cao nguy cơ trầm cảm, rối loạn lo âu.
Không tập thể dục
Tập thể dục giúp giải phóng hormone endorphins (1 hormone giúp bạn cảm thấy vui vẻ). Một số nghiên cứu cho thấy, tập thể dục có hiệu quả cao trong việc chống lại các triệu chứng trầm cảm và rối loạn lo âu. Bạn có thể bắt đầu bằng cách đi bộ hoặc chạy bộ hàng ngày trong 30 phút để giữ cho tinh thần được thư giãn và thoải mái.
Vi Bùi H+ (Theo Thehealthsite)
Gợi ý thực phẩm chức năng viên nén Kim Thần Khang – Giúp hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh, cải thiện căng thẳng, stress, lo âu, trầm cảm…
TPCN Kim Thần Khang có thành phần chính là cao hợp hoan bì (vỏ của cây hợp hoan) kết hợp với một số thảo dược thiên nhiên khác như viễn chí, táo nhân… có công dụng dưỡng não, nâng cao sức khỏe tâm, thần kinh, cải thiện triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, căng thẳng, khó ngủ, hồi hộp, đánh trống ngực, lo âu.
TPCN Kim Thần Khang dùng cho những người bị suy nhược thần kinh, người thường xuyên mệt mỏi, mất ngủ, rối loạn lo âu (nghi mình có bệnh), trầm cảm, hoặc những người lao động trí óc căng thẳng, ít vận động.
Để sản phẩm có kết quả tốt, nên uống trước bữa ăn 30 phút và sử dụng liên tục một đợt từ 3 – 6 tháng.
XNQC: 1198/2015/XNQC-ATTP
*Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Bình luận của bạn