Lưu ý khi cho con trẻ bổ sung vitamin và khoáng chất

Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn cần bổ sung vi chất cần thiết

Sốt xuất huyết vào mùa: Trẻ em là đối tượng cần lưu ý nhất!

Tại sao trẻ em dễ mắc sởi và làm thế nào để phòng tránh?

Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng mất thính lực ở trẻ em?

Giúp trẻ làm quen với ngũ cốc nguyên hạt

Khi nào trẻ cần thực phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất?

Theo chuyên gia dinh dưỡng Bahee Van De Bor – Chủ tịch Phân hội Dinh dưỡng Trẻ em, Hiệp hội Dinh dưỡng Vương quốc Anh, nhu cầu bổ sung vi chất của trẻ em phụ thuộc vào chế độ ăn uống và tốc độ phát triển của trẻ.

Đa số trẻ em có chế độ ăn đủ thịt cá, rau củ quả đa dạng có thể hấp thu đủ vitamin và dưỡng chất từ thực phẩm. Riêng trẻ kén ăn, biếng ăn hoặc thực hiện chế độ ăn chay sẽ có nguy cơ thiếu hụt một số vi chất như vitamin nhóm B, calci hoặc sắt.

Trong trường hợp đó, việc bổ sung vitamin và dưỡng chất qua thực phẩm chức năng có thể đem lại lợi ích cho sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên cha mẹ vẫn cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa nhi và dinh dưỡng trước để xác định đúng nhu cầu của con và tìm được sản phẩm phù hợp.

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ thay đổi theo độ tuổi

Chế độ ăn uống cân bằng, cung cấp đủ vitamin giúp trẻ phát triển toàn diện

Chế độ ăn uống cân bằng, cung cấp đủ vitamin giúp trẻ phát triển toàn diện

Trẻ càng lớn thì tổng nhu cầu protein và năng lượng mỗi ngày sẽ tăng lên. Tuy nhiên, miễn là chế độ ăn của trẻ cân bằng đủ các nhóm thực phẩm như trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, thịt, cá, cha mẹ không cần lo lắng đo đếm calo trong bữa ăn.

Các vi chất như vitamin B, kẽm, sắt, calci cũng cần thiết với giai đoạn phát triển của trẻ 4 tuổi, trẻ 6 tuổi (khi bắt đầu Tiểu học) và khoảng 11 tuổi (khi bắt đầu học cấp 2). Đây là lúc trẻ bắt đầu lớn vọt lên, sức ăn cũng tăng cao.

Trẻ có cần bổ sung vitamin D qua thực phẩm chức năng?

Vitamin D có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển hệ xương chắc khỏe, cũng như góp phần tăng cường hệ miễn dịch của trẻ em. Cơ thể chủ yếu tự tổng hợp vitamin D khi tiếp xúc với ánh nắng, ngoài ra có một lượng nhỏ được hấp thụ từ chế độ ăn. Tuy nhiên, với trẻ em phải ngồi trong lớp học nhiều giờ hoặc trong những tháng mùa Đông trời âm u, cơ thể có thể thiếu hụt vitamin D. Thời điểm này cũng là lúc nhiều virus và mầm bệnh phát triển mạnh, khiến trẻ dễ mắc bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

Chuyên gia dinh dưỡng Van de Bor cho rằng, trẻ dưới 5 tuổi nên bổ sung vitamin D quanh năm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Liều lượng phù hợp để bắt đầu là khoảng 10mcg. Đồng thời, nếu trẻ thiếu hụt vitamin B, C do lười ăn rau củ, trái cây, cha mẹ cũng nên cân nhắc cho con dùng thực phẩm bổ sung để tăng sức đề kháng.

 

Khi cho con bổ sung vitamin D, cha mẹ nên tuân thủ liều lượng mà bác sĩ chỉ định. Sử dụng vitamin D quá liều có thể gây ngộ độc cho trẻ, với triệu chứng âm thầm kéo dài trong vài tháng, vài năm. Nồng độ vitamin D trong máu tăng cao gây lắng đọng nhiều calci, trẻ chán ăn, giảm cân, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, suy thận… Nếu không sớm phát hiện ra tình trạng này thì trẻ sẽ phải đối mặt với những biến chứng nặng nề, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.

 
Quỳnh Trang (Theo Independent)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng