Phụ nữ mang thai tháng thứ 4 nên ăn đa dạng chất dinh dưỡng để thai nhi phát triển toàn diện
Phụ nữ mang thai có thể ăn cá hồi hun khói?
Ăn hạt chia có thực sự an toàn với bà bầu?
Dưỡng da cho bà bầu – những điều cần lưu ý
5 thức uống cực tốt cho sức khỏe bà bầu và sự phát triển của thai nhi
Trong tháng thứ 4 của thai kỳ, thai nhi cần dinh dưỡng nhiều hơn để hoàn thiện đầy đủ các cơ quan bao gồm não, thận, tủy sống, mắt, ngón chân, ngón tay, phổi và tim... Do đó, thực đơn cho bà bầu tháng thứ 4 cần dựa trên nhiều nhóm thức ăn, nhằm đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng thiết yếu.
Thực phẩm giàu chất xơ
Tháng thứ 4 của thai kỳ, thai nhi có sự phát triển mạnh về kích thước, gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa của mẹ bầu. Vì vậy, chất xơ là sự lựa chọn lý tưởng để phụ nữ mang thai xây dựng nền tảng ngăn ngừa táo bón trong thai kỳ và sau khi sinh. Bên cạnh đó, chế độ ăn giàu chất xơ giúp hạn chế dung nạp glucose, ngăn ngừa mắc đái tháo đường thai kỳ. Khi hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động ổn định, sức khỏe của thai nhi cũng được đảm bảo.
Những thực phẩm giàu chất xơ tốt cho bà bầu như hạt hạnh nhân, ngũ cốc nguyên cám, các loại đậu, bông cải xanh, bí đỏ, lê, chuối… Bà bầu nên bổ sung 25-30g chất xơ mỗi ngày.
Thực phẩm giàu acid béo thiết yếu
Acid béo rất cần thiết cho sự phát triển trí não của thai nhi
Acid béo rất cần thiết cho sức khỏe, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Bổ sung đủ acid béo thiết yếu giúp giảm nguy cơ sinh non, trẻ bị nhẹ cân và chậm phát triển trí tuệ. Tuy nhiên cơ thể không tự sản sinh nó mà phải thông qua chế độ ăn uống.
Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 4 có thể bao gồm acid béo thiết yếu (omega-3 và omega-6) thông qua hạt lanh (dầu hạt lanh), dầu đậu nành, hạt bí ngô, cá béo, quả óc chó, dầu oliu, bơ sữa bò… Theo khuyến cáo, phụ nữ mang thai nên bổ sung đủ 200mg acid béo lành mạnh trong một ngày.
Thực phẩm giàu calci
Thai nhi 14 tuần tuổi cần đủ calci để khung xương chuyển dần từ sụn dẻo sang xương cứng. Hơn nữa, thai nhi thiếu calci dễ bị suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ, bị còi xương bẩm sinh, biến dạng xương gây dị hình, lùn thấp. Đồng thời, bà bầu thiếu calci có thể thấy mệt mỏi, đau nhức cơ bắp, chuột rút.
Bà bầu có thể bổ sung calci từ các loại thực phẩm sữa (và các sản phẩm từ sữa), cá hồi, các loại hạt (hạnh nhân, óc chó), rau bina...
Thịt
Nếu không còn tình trạng ốm nghén, phụ nữ mang thai tháng thứ 4 có thể bổ sung thịt vào chế độ ăn uống hàng ngày. Trong đó, thịt bò là loại thực phẩm có chứa nhiều protein, B6, B12, kẽm và colin rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là sự phát triển của não bộ. Ngoài thịt bò, bà bầu có thể ăn thịt lợn nạc và thịt gia cầm…
Protein trong thịt bò chứa nhiều acid amin giúp mọi tế bào của cơ thể mẹ và thai nhi được phát triển tốt
Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và thịt được nấu chín hoàn toàn. Thịt chưa được nấu chín có thể chứa vi khuẩn gây hiểm cho cả bà bầu và thai nhi.
Trái cây tươi
Với hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, trái cây là thực phẩm không thể thiếu nếu bà bầu muốn có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong suốt thai kỳ. Đặc biệt là beta-carotene – thành phần vitamin quan trọng trong nhóm thực phẩm này rất cần thiết cho sự phát triển mô và các tế bào của thai nhi, nhất là thị giác và hệ thống miễn dịch.
Mỗi ngày, phụ nữ mang thai nên cố gắng bổ sung khoảng 500-700g trái cây tươi. Ưu tiên các loại quả có màu vàng, cam, đỏ.
Thực phẩm giàu chất sắt
Sang tháng thứ 4 của thai kỳ, thai nhi có sự phát triển mạnh mẽ về cả thể chất và trí não. Đồng nghĩa với việc, cơ thể người mẹ sẽ cần sản xuất một lượng máu gấp đôi so với bình thường để đáp ứng cho sự phát triển của thai nhi. Thiếu máu do thiếu chất sắt làm tăng nguy cơ sinh non, trẻ sơ sinh bị nhẹ cân và kém phát triển.
Thực phẩm giàu chất sắt như các loại hạt, trứng, trái cây khô và bột yến mạch... Đặc biệt, bà bầu cần tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng viên bổ sung chất sắt.
Bình luận của bạn